Kính gởi bạn đọc,
Nếu sửa đổi tiếng Việt thì thế hệ tương lai, con cháu của chúng ta, làm sao đọc được những tác phẩm như thế này? “Tâm Hồn Cao Thượng” của dịch giả Hà Mai Anh.
“Mẹ Tôi” là một trong những bài dịch mà Dã-Thảo đã được học khi còn ngồi ở lớp nhì Trường Nữ Tiểu Học Hội-An, Cô giáo là Bà Tống Khuyến, cho đến bây giờ Dã-Thảo vẫn còn nhớ gương mặt phúc hậu và giọng đọc hiền từ rõ ràng của Cô:
“Sáng nay cô giáo em con lại chơi, cha tôi nhận thấy tôi đã nói một câu vô lễ với mẹ tôi. Vì thế cha tôi răn tôi bằng lá thơ sau này, đọc rất cảm động.
Trước mặt cô giáo của em con, con đã tỏ ra vô lễ với mẹ con. An-Di ơi! lần sau không được thế nữa! Thái độ hỗn hào của con đã xuyên thấu trái tim cha như một mũi dao. Cha còn nhớ mấy năm trước đây, mẹ con đã thức suốt đêm ở cạnh giường con, nghe hơi con thở, mẹ con đã lo lắng võ người và mỗi khi nghĩ đến nỗi phải “bỏ” con là mẹ con lại sụt sùi”
Dã-Thảo dường như vẫn còn nghe đâu đây giọng đọc nồng ấm của Bà Cô Tống-Khuyến của mình ngày nào!
Sáng hôm qua, (01/12/2017) Dã-Thảo nhận đựơc một file của Anh Longkangaroo, có nhắc đến “Tâm Hồn Cao Thượng” của Hà Mai Anh. Dã-Thảo xin phép Anh Longkangaroo được copy “link” này để chuyển đến các bạn. Cảm ơn Anh. DTQT.
Nhân việc Đỉnh cao trí tuệ toan tính sửa đổi tiếng Việt
để tiếp tục đào tạo ” thế hệ NÔ LỆ- Đạo đức suy đồi “
Mời quý vị đã từng đọc sách “Tâm Hồn Cao Thượng”
của dịch giả Hà Mai Anh thì xem lại. Rất hay
Kỷ niệm của bao thế hệ Việt Nam xưa: TÂM HỒN CAO THƯỢNG”, (nguyên tác Les grands coeurs, của văn hào Ý Edmond De Amicis) từng là tác phẩm “gối đầu giường” của bao thế hệ người Việt. Những gì tác giả gửi gấm qua từng bài học đầu đời về công ơn cha mẹ; lòng yêu nước, thương người; về tình thầy trò, bè bạn, v.v… mãi mãi không bao giờ cũ, không bao giờ thừa.
Lời mở đầu của dịch giả, nhà giáo lão thành Hà Mai Anh
TÂM-HỒN CAO-THƯỢNG dịch ở cuốn Grand coeurs (Cuore) ra. Cuốn tiểu-thuyết có giá-trị này nguyên của EDMOND DE AMACIS, triết-gia Ý (1846-1908).
Truyện này là một loại sách “giáo-dục bằng tình-cảm” có sức cảm-hóa lạ thường nên đã được dịch ra bằng 14 thứ tiếng và được giới thanh-niên học-sinh ham đọc.
Đó là một thiên ký-sự mô-tả đời sống một học-sinh 11 tuổi ở trong gia-đình, trong học-đường và ngoài xã-hội. Qua những trang ký-sự nầy ta nhận thấy nào tình âu-yếm của cha mẹ, lòng hiếu-thảo của con, nào sự tận-tụy của thầy, tình thân-ái của bạn rất thành-thực và bao-la. Ngoài ra nhiều tiểu-truyện lại còn gợi lòng ái-quốc ái-quần một cách thiết-tha và nêu những gương hy-sinh rất cao-cả.
Truyện không cầu-kỳ mà thực, tình tuy chất-phác nhưng thành , lời-lẽ cảm-xúc và hùng-tráng, cử-chỉ đầy nhân-ái hào-hiệp nên ảnh-hưởng dễ khiến cho những bạn đọc qua sách này, phong-độ thêm thanh quí và tâm-hồn thêm cao-thượng hơn.
Nam-Định, ngày 15 tháng 4 năm 1952
Dịch giả
HÀ-MAI-ANH
Mời bạn click vào link dưới để đọc:
TÂM HỒN CAO THƯỢNG, Lời người dịch – VN thu quan
Thân mến,
DTQT 02/12/2017