NHẬP GIA TÙY TỤC.

Cùng Bạn Đọc,

     Dã Thảo viết bài này năm 1984, tự nhiên hôm nay đọc lại sau ba mươi bốn năm thấy cũng kỳ và hơi lạ nữa. Bây giờ không biết DT có khác xưa nhiều lắm không, chính mình không phân biệt được những thay đổi của chính mình thì còn nói gì những chuyện đã viết cách đây mấy mươi năm. Tuy thế DT cũng muốn post lên để các Bạn đọc và cho DT biết những suy nghĩ của Thảo có còn “hợp lệ” hay không? Hay Thảo đã thuộc về loại già khú đế không còn thích hợp với thời đại mới nữa. Nếu có Bạn đồng ý với DT xin cho Thảo vài lời khuyến khích để Thảo lấy lại sự tự tin của mình. Thành thật cảm ơn Các Bạn.

Thân mến, mời Bạn đọc:

Nhập Gia Tùy Tục.

      Đàn bà Việt-Nam chúng ta không có thói quen uống rượu hút thuốc lá như đàn bà Tây Phương. Nhất là không có thoái quen kéo nhau vào quán rượu sau một ngày làm việc mệt nhọc, uống cho nghiêng ngã, bước ra khỏi quán rượu nhàu nhèo nồng nực. Lần mò về đến nhà thì chẳng biết trời đất là đâu cả. Rủi ro gặp một tên du thủ du thực nào đó lái xe chạy qua thấy được, ấy vậy là hắn chẳng ngần ngại gì mà không bốc bỏ lên xe lôi ra chỗ vắng…và sáng hôm sau thấy báo đăng: “Tìm thấy xác một người đàn bà như thế… như thế…”

     Con gái ở đây cứ cho là mình có đủ quyền sống tự do khi đến mười sáu tuổi. Vì thế cho nên các cô cứ đợi đến lúc đó là bỏ mẹ bỏ cha bỏ anh chị em chạy theo bạn bè sống tự do trác táng. Lắm cô tự ý sống chung với bạn trai, nhưng sau một thời gian rồi tan vỡ. Có lắm cô rơi vào con đường sa đọa mà không thể nào quay trở lại được. Có cô không dám quay về vì đã bị cha mẹ từ bỏ. Cũng có trường hợp các cô không muốn quay về vì cuộc đời đã hư hỏng lại còn đeo thêm thói xấu nghiện rượu nghiện ma túy v… v…

     Nhu cầu của cuộc sống thì quá cao mà các cô tuổi còn quá trẻ, tình trạng không có công ăn việc làm kéo dài khiến các cô không đủ sức chu cấp cho những nhu cầu cần thiết cho chính mình, do đó các cô dễ rơi vào tay của các tú bà.

     Xã hội nào cũng có cái xấu và cái tốt của nó, Thảo không dám ngạo mạn chỉ trích và phê bình. Mặc dầu chúng ta thường hay nói: “Nhập gia tùy tục”, tuy thế chúng ta cũng nên tùy cái tục mà bắt chước.

     Ví dụ chúng ta vẫn gọi ông nhạc bà nhạc là cha mẹ, nhưng ở đây thường hay thấy lớp trẻ gọi tên tộc của cha mẹ hai bên và của cả ông bà nội ngoại nữa. Họ cho thế là thân mật. Thử nghĩ, nếu mình lấy cái “tục” đó mà “nhập” thì chắc là kỳ lắm.

DTQT. 24/11/2018. 

Vịt mẹ và vịt con                                                                                   

8 thoughts on “NHẬP GIA TÙY TỤC.

  1. ” Nhập gia tùy tục” nhưng theo em thì cái gì hay mình theo chị ạ.Về suy nghĩ của lớp trẻ sanh ra và lớn lên bên này thì hên, xui chị ơi. Cha mẹ sanh con trời sanh tính. Em thấy cũng nhiều g/đ người bản xứ lẫn người Áđông, Họ cũng dạy con biết lễ nghĩa lắm nhưng khi con đến tuổi teen thì trở nên ngang xương, nổi loạn… cũng đành chịu.

    Liked by 1 person

  2. Cháu lại ko thích cái “tuỳ tục” cô ạ! Toàn giữ nguyên bản chất của mình thôi…
    Nói gì thì nói sâu bên trong vẫn là bản chất, giả vờ mình giống như bên ngoài thiệt khó lắm luôn. Rồi lúc nào đó, dù ở “gia” nào thì mình cũng ko nằm trong “tục” đó

    Liked by 1 person

  3. Hanh Mai

    Dear Que
    Hạnh đọc bài này vào năm 2020 thấy rằng quan niệm giống như chị vẫn còn được các đứa con gái của em,( sinh ra và lớn lên ở Bắc Mỹ) đang dạy dỗ con cái của các cháu cách ”nhập gia tùy tục” đó. Những cách giáo dục tốt, không bao giờ lỗi thời, chỉ cần uyển chuyển trong cách áp dụng mà thôi. Rất thích hình của đàn vịt nhỏ, những hình ảnh gợi nhớ đến kids songs ” Five little ducks”.

    Liked by 1 person

    1. Như vậy là Quế không có lỗi thời Hạnh nhỉ? Hình Vịt mẹ chăm con đó Hạnh, thấy dễ thương ghê đi! Cảm ơn Hạnh đã ghé thăm và có đôi lời bình luận.🌹😁

      Like

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.