CHUYỆN ĐỜI TÔI (Tiếp Theo 22)

Cùng Bạn Đọc,

     Chuyện đào mồ cuốc mã ở quê nhà chúng ta chắc ai cũng biết. Tất cả những ngôi mộ, bất kể là của ai đều cũng phải bị quật lên dời đi chỗ khác để có đất trống cho chính quyền mới, xây nhà. Nếu không có thân nhân đến dời mộ, (tôi nghe nói chứ không biết đúng hay sai), thì “họ” vẫn xây nhà trên mộ, như không có chuyện gì quan trọng cả. A Di Đà Phật! Mời Bạn đọc “Chuyện Đời Tôi” (Tiếp Theo 22).

Thân mến, DTQT 

     Hôm nay 01/09/1998 chúng tôi đi thăm mộ Ba Me tôi và gia đình. Mộ của Bà Cố, Bà Nội, mộ Mẹ các Anh, mộ của Me tôi, mộ Chị Dâu Đầu được cải táng, năm mộ ở hàng sau. Mộ của Anh Bửu, con đầu của Me tôi, mất lúc bốn tuổi và Cháu Tri con Anh Bốn Nhiên, mất lúc ba tuổi, cũng được cải táng, ở hàng phía trước.

Tất cả đều được qui vào chùa Chúc Thánh, Hội An.Scan0298 (7)Mộ của Ba tôi.Scan0297 (7)Scan0313 (4)Mộ Chị Dâu Thứ HaiScan0314 (4)Mộ Anh Bốn, Trần Nhiên.

     Đi mộ về hai chị em rủ nhau đi chợ, mua áo lụa, mua khăn màu…đi lang thang lội bộ cả ngày cũng mệt rồi, về nằm nghỉ kẻo mệt quá mai làm sao đi nữa!

     Thứ tư, 02/09/1998, đến bưu điện, gọi điện thoại cho Wally, cho số điện thoại ở nhà Đương, tiền điện thoại 104.000/đồng VN. Wally điện thoại lại, nói chuyện một hồi và hẹn thứ tư tuần sau sẽ gọi lại, lúc 6:00 giờ chiều. Lúc trở về, thấy Nhành, vợ Dung và cô con gái nhỏ của Dung đang ở trên cây khế hái trái, cái rổ nhỏ dưới chân Nhành được nửa rổ rồi đó. Cây khế có cành để vịn, lại có thang trèo lên nên không có gì là nguy hiểm cả. Tôi chụp hai mẹ con đang nhìn xuống cười với tôi, tôi thích tấm hình này quá, hai mẹ con thiệt dễ thương!

Scan0318 (3).jpg       Nhớ hôm nào, trước đây mấy hôm, tôi thấy một người đàn ông, tôi không biết tên, trèo lên cây cau trong vườn, cây cau không có cành từ dưới gốc đến ngọn, vậy mà ông ta chỉ dùng hai bàn tay và cặp chân bám vào cây leo vùn vụt lên tới ngọn hái trọn cả buồng cau đầy trái. Tôi không bỏ lỡ cơ hội chụp ngay một tấm hình khi ông đang hái cau.

Dưới đây là tấm hình tôi chụp được “Ông Trèo Cây Cau”.Scan0317 (3)

     Thứ năm, 03/09/1998, Anh Hai, Quế cùng Kiến lên thăm Anh Ba, chụp hình chung với Anh Ba, vui quá. Chiều ở lại ăn cơm ở nhà Anh Ba, chao ơi, vui chi lạ! Vậy mà bây giờ ngồi nhìn lại tấm hình, Anh Hai, Anh Ba và Kiến rủ nhau đi hết, còn lại mình tôi, bảo tôi không buồn sao được! Em đang khóc đây Các Anh ạ!

Scan0112       Cái áo lụa mới mua hôm 01/09/1998, mặc ngay chụp hình với hai Anh và Kiến đó Bạn thấy không? Nhớ các Anh và Kiến quá chừng, nhớ cả căn nhà tôi ngồi chụp hình với hai Anh và Em Kiến nữa đó, các Cháu của Cô ơi!

     Thứ sáu 04/09/1998 đi với Kiến và Dung qua bên kia sông thăm Tăng, con Dì Chín. Đây là những bà con bên ngoại tôi mới gặp lần đầu tiên nên không nhớ rõ lắm. Chỉ biết tôi đang ẳm cháu của Dì, và mẹ cháu đang đứng ở sau lưng tôi.

Tôi đang ẳm cháu của Dì. Scan0335 (2).jpgChợ thịt, bây giờ lộn xộn không giống như lúc xưa nhiều lắm. Scan0339 (2).jpgHàng lẫn lộn khó biết đâu mà tìm, ai có gì cứ bày ra bán kiếm tiền.Scan0338 (2).jpgCó chỗ để bàn cho khách ngồi ăn là mừng lắm rồi.Scan0337 (2).jpgNhìn chị bạn ôm cái rỗ đi chợ, bên phải, tôi nhớ ngày xưa các chị thường đi chợ  như thế. Các Cô các Bà thì xách giỏ.Scan0336 (2)********************

     Thứ bảy ngày 05/09/1998, trời nóng quá, tôi và Kiến lên thăm Anh Hai, ở lại ăn cơm với Anh. Hôm đó nói đủ thứ chuyện, vui có buồn có, đồng ý, bất đồng ý với Anh cũng có nữa, cuối cùng cũng hòa cả làng.

     Chủ nhật, ngày 06/09/1998, tôi với Dung và Kiến đi thăm mộ Bà Ngoại và Cậu Mợ. Lúc về nhà, trời nóng quá, mà lại bị cắt điện nữa chứ, Dì Năm kể: “Quế sinh ra lúc Bà Ngoại sáu mươi tuổi, ba năm sau thì Bà mất, Bà thọ 63 tuổi, Me Quế mất sớm quá, mới có 53 tuổi”. Nghe Dì nói mà thấy nghẹn trong lòng, muốn khóc mà không dám sợ làm Dì buồn. Năm nay Dì 72 tuổi, không được khỏe lắm vì bị huyết áp cao.

Scan0294 (4)      Dì Năm, 72 tuổi, hình chụp ngày 09/09/1998,

Scan0285 (3)      Dung, Anh Được, Quế, Dì Năm, đang uống bia. Anh Hai đến thăm Dì Năm. Ăn trưa tại nhà Ông Ngoại. Ngồi bệt xuống sàn nhà cho mát. Ngồi thế này là vui lắm. Hình chụp ngày 26/08/1998, sau ngày ở Sài gòn vể Hội An, hình này Kiến chụp nên không có em trong hình.

Scan0318 (2)     Sorry, vì vừa về đến nhà, ngày 25/08/1998, trời nóng quá, tôi cứ để Kiến và Dung không mặc áo ngồi bệt xuống sàn nhà, sạch láng bóng cho mát, chụp hình cùng ba cháu gái con của Dung.

********************

     Thứ hai 07/09/1998 định đi Đà Nẵng nhưng đổi ý. Trời mưa vào lúc trưa nhưng vẫn nóng vì không mưa được nhiều chỉ rắc rắc rồi thôi. Thứ ba 08/09/1998, Ba Chị Em, Quế, Kiến, Dung, đi Đà Nẵng lúc 8:30 sáng, 9:30 đến Đà Nẵng, bỏ phim đi rửa sang hình. 10:00 giờ, đến Bệnh viện Đà Nẵng thăm Thương, chị của Dung, đang nằm điều trị tại đó. 10:50 từ giã Thương để đến văn phòng Air VN, ghi ngày vào lại Sài Gòn: “Chiều thứ hai 21/09/1998”. Nghe ngùi ngùi trong lòng, mới đó mà đã qua hai tuần rồi, lẹ thật. Hôm nay 08/09/1998 là ngày hội Phố Cổ, Anh Quang, con trai Dì Tư chị ruột của Me tôi, cùng vợ Anh là Chị Cầm cũng đi vào Hội An để đi xem Phố Cổ ban đêm, đèn điện tắt hết, chỉ có đèn lồng khắp nơi. Có chụp nhiều hình, xin đưa lên vài tấm mời các Bạn xem.

Scan0297 (5)Scan0298 (5)Scan0299 (5)      Tôi đứng giữa Nhành, vợ Dung, mặc áo hồng đậm và Chị Cầm, mặc áo xanh đậm vợ Anh Quang, người đứng sau lưng tôi. Ngoài ra là có bốn cháu, con của Dung, Hồng mặc áo trắng đứng sau lưng Nhành, đặt tay lên vai mẹ. Em đứng cạnh Hồng, tôi có hướng dẫn về cách trang điểm cho em, và cả trang điểm cho em nữa, nhưng tôi quên tên em. Tôi xin lỗi đã không nhớ hết tên những người thân trong gia đình cùng đi chung tối hôm đó🤦😜.

     Thứ tư, 09/09/1998 đi lên nhà Đương, con Anh Hai, Wally sẽ điện thoại qua thăm lúc 6:00 giờ chiều, không dám chậm trễ chần chừ ở nhà. Gọi không có ở đó là “Ổng càu nhàu” phải biết! Với Wally, giữ đúng giờ là rất quan trọng nên tôi cũng muốn yên thân với “Ông Bạn Già” khó chịu,

“Đúng sáu giờ nghe Quế,

Một phút trễ cũng không,

Tôi nhớ hoài câu đó,

Học thuộc để trong lòng”.

     Thứ năm, 10/09/1998, đi thăm bà con, có gặp Lê Hoa, nói chuyện cũng nhiều lắm, nhưng phần đông là chuyện riêng tư trong gia đình. Lê Hoa vẫn dễ thương như hồi nào. Cách đây không lâu, tôi liên lạc được với Lê Hoa trên “Facebook”, nhờ vậy cũng thường nói chuyện với Hoa qua hệ thống messenger trên mạng truyền thông.

     Hôm nay đi dạo phố chụp hình. Có ghé may một bộ áo dài đỏ, $200,000 đồng VN, đem qua đây thỉnh thoảng có mặc đi dự đám cưới. Tôi có mặc bộ áo dài này dự đám cưới Lisa Phan, con gái Anh Phan Thế Tập, bạn học cùng trường Trần Quý Cáp Hội An. Đây là hình đám cưới Lisa, 

Scan0292 (3)Wally và Quế đại diện “Họ Nhà Gái”.Scan0272 (3).jpgUống ly rượu mừng cho vợ chồng Ngọc và Lisa.

Còn tiếp,

DTQT, 27/12/2019.

THE TOUCHING SHADOWS. (Pensitivity101 & Dã-Thảo)

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo đến thăm Trang nhà của Pensitivity101, đọc bài thơ dễ thương của Pensiti, bên cạnh đó bức hình chụp đưa lên trang cũng dịu vời, vì thế cho nên khi nhìn tấm hình, Dã-Thảo có làm bảy câu thơ tặng Pensiti, cầu mong cho thế giới hòa bình. Hôm nay mở website của mình, DT thấy câu khuyến khích và cảm ơn của Pensiti nên Thảo copy cả hai bài thơ, post lên trang nhà, đặt một tên chung: “The Touching Shadows”. Mời Bạn Đọc cùng xem.

Thân mến,

DTQT. 07/12/2019

Dear Friends,

     Da-Thao visiting the site of Ms. Pensitivity101, read her Thursday photo prompt, lovely poem, Shimmer #write photos. Besides that the photo, she posted on the site also graceful, softly, for that reason I was making, 7 sentences, poem as a gift for her, praying for world peace. Today when I opened my website, I see her thanks and comments, so I copied her and my poem, posted on my side, but I preferred both of them to have one name: “The Touching Shadows”. Read them, please all my Dear Friends.

With kind regards.

DTQT. 07/12/2019. 

write-photo-5-dec.jpg PensivitiPensitivity, look at this photo senses the poem below.

Pensitivity, cám cảnh tấm hình này làm nên bài thơ dưới

Shimmer.

Out of the blue comes to silver,
Reaching, touching shadows,
A shimmer on the horizon
Gathering and calling to the sun.
Darkness haunts inland,
Cloud cover a blanket
Stealing over the glistening water
Reflecting light but not heat.
Cold and chilly,
The landscape answers,
Perhaps not out of the blue
But becoming part of it.

Bài dịch: tiếng Việt của Dã-Thảo.

Ánh Sáng Lờ Mờ.

Thình lình trời đổi màu xám bạc,

Với tay dài kết nối cùng nhau

Lờ mờ ở tận chân trời,

Cùng nhau gọi lớn, mặt trời đến đây.

Bóng tối xâm lăng toàn cả đảo, 

Mây xám bao quanh, một dãy mền,

Cắp hết long lanh của nước,

Phản chiếu ánh sáng, nhưng không hơi nóng.

Lạnh lẻo vô cùng, run lẩy bẩy,

Cảnh trí liền trả lời lại rằng,

Có lẽ không phải thình lình,

Nhưng bản chất Đất Trời là vậy đó.

Dã-Thảo dịch, 07/12/2019 

header002.jpg Penivio 101 This is the photo on The Pensitivity101 website.

Đây là bức hình trên Trang Nhà Pensitivity101.

Cám cảnh bức hình này, Dã-Thảo làm bài thơ dưới tặng Pensitivity.

Look at this photo, I made this poem for her, as a gift. 

Pray For Changes 

The light blue sky,
Touching the dark seawater,
At the farther of the horizontal,
The Heaven and the Earth,
Would share the sun, same time,
Bring peace to the world,
No more war and fight.

For you Pensitivity101
DTQT.
dathaoqutrn.com

Cầu Cho Thay Đổi

Bầu trời xanh nhè nhẹ,

Chạm vào nước biển đông,

Ở chân trời xa thẳm,

Trời và Đất chạm nhau,

Muốn chia đều mặt trời,

Cùng một lần với nhau,

Mang thế giới hòa bình,

Không chiến tranh đánh nữa.

Dã-Thảo chuyển ngữ, 07/12/2019.

ĐẶC BIỆT VỚI THE NEW YORK TIME. (by James P. Sterba)

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo nhận được link này từ một Chị Bạn bên Mỹ email đến và phải click vào link đó để đọc bản tin, bằng Anh Ngữ, nên DT copy lại và dịch ra tiếng Việt để chia xẻ cùng các bạn trong và ngoài nước. Cảm ơn Chị Bạn ở Mỹ và James P. Sterba của nhà báo New York Time.

Thân mến.

DTQT. 02/11/2019. 

The ordeal of a Famed Buddhist In Ho Chi Minh City Related

By James P. Sterba; Special to The New York Times

July 14, 1979

See the article in its original context from July 14, 1979, 

     About the Archive

     This is a digitized version of an article from The Times’s print archive, before the start of online publication in 1996. To preserve these articles as they originally appeared, The Times does not alter, edit or update them.

     Occasionally the digitization process introduces transcription errors or other problems. Please send reports of such problems to archive_feedback@nytimes.com.

     TANJUNG PINANG, Indonesia, July 12 — Vietnam’s most famous Buddhist monk, Thich Tri Quang, was turned into a skeleton‐like cripple during a year and a half of solitary confinement in Ho Chi Minh City’s Chi Hoa prison, according to a leading subordinate who escaped by boat last month.

     The subordinate, Thich Thien Quang, said today in an interview here that Mr. Tri Quang, who in the 1960s led movements against the regimes of Ngo Dinh Diem and Nguyen Van Thieu, “was released from prison by the Communists in 1977 after his legs atrophied and were now confined to a wheelchair at the An Quang Pagoda. Mr. Tri Quang is now 57 years old.

     According to Mr. Thien Quang, prison conditions under the Communists made the Thieu regime’s so‐called tiger cages seem like playpens. Mr. Thien Quang, who was also jailed for two years, said Mr. Tri Quang was kept for 16 months in a coffin‐like hole in which he could not sit up. He was let out for 15 minutes a day to relieve himself and bathe.

     He and other religious leaders, Mr. Thien Quang said, were given haircuts often. The cut hair, he said, was put in glasses of water, which they were forced to drink.

Continue reading the main story

     When first approached at a refugee camp here, on Bintan Island near Singapore, Mr. Thien Quang was reluctant to talk about his escape from Vietnam or the reasons for it. At 38 years of age, he was the No 2 leader of the An Quang Pagoda in Ho Chi Minh City, formerly Saigon.

     Head shaven and dressed in black clerical garb, the earnest monk agreed to a discussion today away from other refugees and in the presence of international refugee officials.

     He said his “mission” was to, go to the United States and the United Nations to tell the world about religious persecution by the Hanoi government, which he said had provoked a number of incidents of self‐immolation by monks and nuns. He said he also wanted to let the world know about what he termed the beginning of a united religious struggle of Vietnamese Buddhists, Catholics, Protestants, Hoa Hao, and Cao Dai, as well as armed resistance groups, against the Communist rulers.

     Mr. Thien Quang said the various religious groups had formed secret communication links and were organizing disgruntled Vietnamese for an uprising in 1981. Before that, he said, various dissident groups hope to set up a clandestine radio station to help the groups organize along lines of the old Vietcong.

     Although the monk was vague about some dates, refugee officials, some with past experience in Vietnam, said his details conformed to other, less well‐placed reports from Vietnamese refugees. For example, Mr. Thien Quang, who was released from prison in 1977, said that a protest by 3,000 people was broken up by the Communist authorities in March 1978. After that, loyal Buddhists fanned out into the countryside to find and link up with various anti‐Communist groups.

Editors’ Picks

Continue reading the main story

     Dressed as a civilian, he said, he sneaked out of the pagoda and traveled to the Central Highlands, where he linked up with an armed group of “Fulro” Montagnardd guerrillas who, in the third week in April 1978, briefly occupied Cheo Reo, a Montagnard town also known by the Vietnamese name Hau Bon.

     Fighting Near Ban Me Thuot

     Mr. Thien Quang said that later fighting erupted briefly south of Ban Me Thuot, with hill tribesmen battling local Communist soldiers and then the “Yellow Star” Third Army Division. Fulro was a program carried out by the Thieu regime to organize hill tribesmen against the Vietcong.

     Asked where the anti‐Communist group got their weapons, Mr. Thien Quang said many Communist soldiers had become as corrupt as the Thieu regime soldiers they replaced and so they often sold weapons. “If you have gold, you can buy anything in Vietnam now,” he said.

     In Ho Chi Minh City, he said, underground networks now flourished because the administrators from Hanoi had alienated so many people by virtually eliminating religious freedom, confiscating property, and forcing people to go to new economic zones in rural areas. As a result, he said, groups that used to be antagonists were becoming united, often sold weapons. “If you have gold, you can buy anything in Vietnam now,” he said.

     Mr. Thien Quang said that protests against a clampdown on religious activities began in earnest in 1976 when 12 Buddhist priests and nuns burned themselves to death in mass immolation in the Mekong Delta city of Can Tho. In the last two years, he said, 18 others had committed the same act in Ho Chi Minh City alone. The latest, he said, was this March when a nun burned herself to death in front of an orphanage.

     At the An Quang Pagoda, he said, worshipers are allowed in only twice a month. Armed guards surround the pagoda. Besides Mr. Tri Quang, only three monks have been released from prison and they are not allowed out of the pagoda. Mr. Tri Quang, he said, is trying to learn to walk again using crutches.

Continue reading the main story

     In the mid-1960s, after a coup had overthrown the Diem regime, Mr. Tri Quang’s followers sought to unseat a military junta under Gen. Nguyen Cao Ky. The junta struck back, arresting many Buddhists in Hue and Saigon. Mr. Tri Quang went on a 100‐day hunger strike to protest the policies of the Saigon Government and the United States, which was then increasing its military support for South Vietnam.

     Imprisoned Several Times

     In 1967, the Buddhists put up a candidate, Truong Dinh Dzu, in the presidential elections to oppose General Thieu. Their candidate finished a strong second, but he, along with Mr. Tri Quang and several other leading anti‐Thieu South Vietnamese, was placed in “protective custody.” Mr. Tri Quang was imprisoned several times by the Thieu regime.

     Mr. Thien Quang said today that he left Ho Chi Minh City on June 3 and, after receiving help for his boat with 37 other people from a Norwegian freighter and the Singapore Navy, arrived at Bintan Island on June 15.

     Asked why the An Quang Buddhists were struggling against the Communists after causing the Thieu regime so much trouble, Mr. Thien Quang said:

     “Under Thieu, we were only protesting corruption. Now, under Communism, we cannot exist at all. Now we are fighting for life or death.”

********************

     Theo một bản tin trên New York Times ngày 14 July 1979, sau biến cố 1975, Thượng Tọa Thích Trí Quang bị cộng sản cầm tù cầm tù một năm rưởi, đến năm 1977 mới được thả.

     Sau đây là bản dịch ra Việt Ngữ. Bản tiếng Anh ở trên có nhiều chữ đánh máy sai chính tả nên Thảo có sửa lại

  Cuộc thử thách khó khăn liên quan đến một Nhà Tu nổi tiếng, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bởi James P. Sterba; Đặc biệt với The New York Times

Ngày 14 tháng 7 năm 1979

 

     Xem bài viết trong bản chính từ ngày 14 tháng 7 năm 1979,

 Giới thiệu về lưu trữ

     Đây là bản chính của một bài viết từ trong kho lưu trữ của Times, trước khi bắt đầu đăng lên mạng năm 1996. Để bảo vệ những bài viết này khi đăng lên báo, Báo Times không thay đổi, chỉnh sửa hoặc Cập nhật chúng.

     Đôi khi quá trình biên soạn bị lỗi hoặc các vấn đề khác. Xin vui lòng gửi báo cáo của các vấn đề như vậy để archive_feedback@nytimes.com.

     TANJUNG PINANG, Indonesia, ngày 12 tháng 7- Tu Sĩ Phật giáo nổi tiếng nhất Việt Nam, Thích Trí Quang, đã trở thành một bộ xương như tê liệt trong một năm rưởi dưới sự giam giữ đơn độc tại nhà tù Chí Hòa của thành phố Hồ Chí Minh, theo lời của một Tu Sĩ phụ thuộc đã trốn thoát bằng thuyền hồi tháng trước.

     Người cộng sự, Thích Thiện Quang, cho biết hôm nay trong một cuộc phỏng vấn ở đây rằng ông Trí Quang, người trong những năm 1960 đã dẫn hành động chống lại các chế độ của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn thiệu, “đã được thả ra từ nhà tù bởi những người cộng sản trong 1977, sau khi chân ông bị suy nhược, và đến bây giờ vẫn giới hạn trong xe lăn tại chùa Ấn Quang. Ông Trí Quang bây giờ là 57 tuổi.

     Theo ông Thiện Quang, so sánh các điều kiện của nhà tù dưới chế độ cộng sản thực hiện, với chế độ Thiệu được gọi là chuồng hổ nhưng chỉ như đồ chơi của trẻ con. Ông Thiện Quang, người cũng bị bỏ tù trong hai năm, ông Trí Quang đã bị lưu giữ 16 tháng trong một cái hố như quan tài, trong đó ông không thể ngồi dậy. Ông được cho ra trong 15 phút mỗi ngày để làm thư giản bản thân và tắm.

     Ông và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, ông Thiện Quang cho biết, đã được đưa ra cắt tóc thường xuyên. Tóc cắt, ông nói, được đặt trong ly nước, mà họ đã buộc phải uống.

Tiếp tục đọc câu chuyện chính

     Khi lần đầu tiên tiếp cận tại một trại tị nạn ở đây, trên đảo Bintan gần Singapore, ông Thiện Quang đã miễn cưỡng nói về sự trốn thoát của mình từ Việt Nam hoặc những lý do của sự tốn thoát đó. Lúc 38 tuổi, ông là nhà lãnh đạo số 2 của chùa Ấn Quang ở thành phố Hồ Chí Minh, trước đây là Sài gòn.

     Đầu cạo trọc và mặc quần áo trong bộ áo tu màu đen, nhà sư nghiêm túc đã đồng ý một cuộc thảo luận ngày hôm nay, không có mặt những người tị nạn khác, và trong sự hiện diện của các quan chức tị nạn quốc tế.

     Ông nói “nhiệm vụ của mình” là đến, đi đến Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc để nói với thế giới về sự bức hại tôn giáo của chính phủ Hà Nội, mà ông nói đã gây ra một số sự cố tự thiêu của các nhà sư và nữ tu sĩ. Ông nói rằng ông cũng muốn để cho thế giới biết về những gì ông gọi là sự khởi đầu của một cuộc đấu tranh tôn giáo đoàn kết của các Phật tử Việt Nam, người Thiên Chúa Giáo, tin lành, Hòa Hảo, và Cao Đài, cũng như các nhóm kháng chiến vũ trang, chống lại các nhà cai trị cộng sản.

     Ông Thiện Quang cho biết các nhóm tôn giáo khác nhau đã thành lập các liên kết truyền thông bí mật và tổ chức những người Việt Nam bất mãn trong một cuộc nổi dậy vào 1981. Trước đó, ông nói, các nhóm khác nhau hy vọng sẽ thiết lập một đài phát thanh bí mật để giúp các nhóm tổ chức dọc theo dòng của Vietcong cũ.

     Mặc dù nhà sư rất mơ hồ về một số ngày, viên chức tị nạn, một số có kinh nghiệm trong quá khứ tại Việt Nam, cho biết các chi tiết của ông phù hợp với các báo cáo khác, ít được đặt ra từ những người tị nạn Việt Nam. Ví dụ, ông Thiện Quang, người đã được thả ra khỏi nhà tù vào năm 1977, nói rằng một cuộc biểu tình của 3.000 người dân đã bị các nhà chức trách cộng sản chia tay vào tháng ba 1978. Sau đó, các Phật tử trung thành đã đi vào vùng nông thôn để tìm kiếm và liên kết với các nhóm chống cộng sản khác nhau.

Biên tập viên ‘ Picks

Tiếp tục đọc câu chuyện chính

     Mặc quần áo như một người dân, ông nói, ông lẻn ra khỏi chùa và đi đến Cao Nguyên miền trung, nơi ông đã liên kết với một nhóm vũ trang của “FULRO” du kích người, trong tuần thứ ba trong tháng tư 1978, chiếm đóng một thời gian ngắn ở Cheo Reo, một thị trấn miền núi, người Việt Nam gọi nơi đó là Hau bon.

Chiến đấu gần Ban Mê Thuột

     Ông Thiện Quang nói rằng sau đó chiến đấu bùng nổ một thời gian ngắn ở phía nam của Ban Mê Thuột, với những người lính đồi núi chiến đấu với các binh sĩ cộng sản địa phương và sau đó là sư đoàn bộ binh thứ ba “sao vàng”. FULRO là một chương trình được thực hiện bởi chế độ Thiệu để tổ chức các bộ ba đồi chống lại Vietcong.

     Được hỏi tại nơi mà các nhóm chống cộng sản có vũ khí của họ, ông Thiện Quang cho biết nhiều binh sĩ cộng sản đã trở thành như tham nhũng như các binh sĩ Thiệu, chế độ họ thay thế và do đó họ thường bán vũ khí. “Nếu bạn có vàng, bạn có thể mua bất cứ thứ gì tại Việt Nam bây giờ,” ông nói.

     Tại thành phố Hồ Chí Minh, ông cho biết, mạng lưới ngầm bây giờ phát triển mạnh mẽ vì các quản trị viên từ Hà Nội đã xa lánh rất nhiều người bằng cách hầu như loại bỏ tự do tôn giáo, tịch thu tài sản, và buộc mọi người đi đến khu kinh tế mới ở các vùng nông thôn. Kết quả là, ông nói, các nhóm được sử dụng để được đối kháng đã trở thành đoàn kết.

     Ông Thiện Quang nói rằng các cuộc biểu tình chống lại một sự phản đối về các hoạt động tôn giáo bắt đầu một cách nghiêm túc trong 1976 khi 12 linh mục và nữ tu Phật giáo đã tự thiêu chết trong một sự thiêu hủy hàng loạt tại thành phố cần thơ của đồng bằng sông Cửu Long. Trong hai năm qua, ông nói, 18 người khác đã cam kết cùng một hành động tại thành phố Hồ Chí Minh. Mới nhất, ông nói, là tháng ba này khi một nữ tu bị đốt cháy mình đến chết trước mặt một trại trẻ mồ côi.

     Tại chùa Ấn Quang, ông nói, những người sùng kính chỉ được phép vào hai lần một tháng. Bảo vệ vũ trang bao quanh chùa. Bên cạnh đó ông Trí Quang, chỉ có ba nhà sư đã được thả ra khỏi nhà tù và họ không được phép đi khỏi chùa. Ông Trí Quang, ông nói, đang cố gắng học cách đi lại bằng nạng. 

Tiếp tục đọc câu chuyện chính

     Vào giữa năm 1960, sau khi một cuộc đảo chính lật đổ chế độ Diệm, những người theo ông Trí Quang đã tìm cách lật đổ một nhóm quân nhân dưới quyền tướng Nguyễn cao kỳ. Các nhóm người này tấn công trở lại, bắt giữ nhiều Phật tử tại Huế và Sài Gòn. Ông Trí Quang đã có một cuộc tuyệt thực 100 ngày để phản đối các chính sách của chính phủ Sài Gòn và Hoa Kỳ, sau đó tăng cường hỗ trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam.

Bị cầm tù nhiều lần

     Năm 1967, các Phật tử đưa ra một ứng cử viên, Trương Đình Dzu, trong cuộc bầu cử Tổng Thống để chống lại tướng Thiệu. Ứng viên của họ đã hoàn thành một liên danh thứ hai mạnh mẽ, nhưng ông, cùng với ông Trí Quang và một số người khác theo ông chống ông Thiệu ở Nam Việt Nam, đã được đặt trong “tình trạng giam lỏng.” Ông Trí Quang bị chế độ Thiệu giam nhiều lần.

     Ông Thiện Quang cho biết hôm nay rằng ông rời thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 3 tháng 6 và sau khi nhận được sự giúp đỡ cho chiếc thuyền của mình với 37 người khác từ một tàu chở hàng Na Uy và Hải quân Singapore, đã đến đảo Bintan vào ngày 15 tháng 6.

     Được hỏi tại sao các Phật tử Ấn Quang đã đấu tranh chống lại những người cộng sản sau khi gây ra cho chế độ Thiệu rất nhiều rắc rối, ông Thiện Quang cho biết:

     “Dưới thời Ông Thiệu, chúng tôi chỉ phản đối tham nhũng. Bây giờ, dưới chủ nghĩa cộng sản, chúng ta không thể tồn tại được. Bây giờ chúng ta đang chiến đấu cho cuộc sống hoặc là chết. ”

DTQT, dịch 03/12/2019.

112118340_360W.png New York Time

TOÀN LÁO CẢ (Họa Sĩ Đỗ Duy Ngọc)

 Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo xin phép Họa Sĩ Đỗ Duy Ngọc cho Dã-Thảo reblog file này, post lên trang nhà. Đây là bài viết của Họa Sĩ Đỗ Duy Ngọc nói đến “Thời Đại Nói Láo tại Việt Nam”. Bài viết quá đúng với hiện tại trên quê hương Việt Nam của chúng ta. Mời Các Bạn cùng đọc, nhận xét, rồi thử hỏi: “Biết đến bao giờ mới hết Láo đây?. Cảm ơn Họa Sĩ đã lên tiếng để trên dưới đều nghe.

Thân mến,

DTQT. 01/12/2019. 

CHÚNG TA ĐANG Ở THỜI ĐẠI NÓI LÁO TOÀN TẬP!

Toàn Láo Cả!  

     Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

     Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.

     Kẻ thì đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng. Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô mình như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo.

     Một ông chuyên làm thép, nghĩ toàn chuyện xây dựng những công trình có hại cho dân, nhưng lúc nào cũng mặc áo lam, đeo tràng hạt, nói toàn chuyện Phật pháp.

     Một tập đoàn làm nước mắm giả, toàn hoá chất, bỏ biết bao tiền để quảng cáo lừa dân, bỏ tiền đầy túi. Một tập đoàn khác mua hoá chất quá hạn để sản xuất nước uống, lừa những kẻ phát hiện sai sót của sản phẩm mình để đưa họ vào tù, lại chuyên nói lời có cánh….. Kẻ buôn gian bán lận lại dạy cho xã hội đạo đức làm người.

     Thời đại đảo lộn tất! Hài thế, mà vẫn không thiếu kẻ tôn sùng, xem các ông ấy như tấm gương sáng để noi theo. Khi vỡ lở ra, chúng toàn là kẻ nói láo.. Tất cả đều chỉ tìm cách lừa đảo nhau.

     Toàn xã hội rặt kẻ nói láo, ca sĩ nói láo theo kiểu ca sĩ, đạo diễn nói láo theo kiểu đạo diễn, diễn viên nói láo theo kiểu diễn viên. Ừ thì họ làm nghề diễn, chuyên diễn nên láo quen thành nếp, lúc nào cũng láo. Thế nhưng có những kẻ chẳng làm nghề diễn vẫn luôn mồm nói láo.

     Thi gì cũng láo, từ chuyện thi hát đến thi hoa hậu, chỉ là một sắp đặt láo cả… Ngay chuyện từ thiện cũng rặt chi tiết láo để mua nước mắt mọi người. Cứ có chuyện là loanh quanh láo khoét. Kẻ buôn lớn láo, kẻ bán hàng rong ở bên đường cũng lừa đảo, láo liên tục. Mỗi ngày mở truyền hình toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo. Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng gì lại cứ dán mắt mà xem.

     Thằng đi buôn nói láo đã đành, vì họ lừa lọc để kiếm lời. Thế mà cô hiệu trưởng nhà trẻ, anh hiệu trưởng trường cấp ba, ông hiệu trưởng trường đại học cũng chuyên nói láo. Thực phẩm cho các cháu có giòi, cô hiệu trưởng chối quanh… Các cháu học sinh đánh nhau như du côn, làm tình với nhau trong nhà trường, anh hiệu trưởng bảo là không phải, tảng bê tông rớt chết sinh viên, ông hiệu trưởng bảo là tự tử. Thế rồi tất cả đều chìm, đều im im ỉm. Người ta đồn tiền hàng đống đã lót tay bộ phận chức năng để rồi để lâu cứt trâu hoá bùn.

     Mấy ngài lãnh đạo lại càng nói láo tợn Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo thì thành truyện dài nhiều tập. Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo. Kẻ thù mang tham vọng, âm mưu để biến nước ta thành chư hầu, chuyện này rõ như ban ngày, ai cũng thấy, ai cũng hiểu, thế mà các quan toàn nói tào lao, láo lếu.

Đến chuyện Formosa, khi biển nhiễm độc, cá chết, các quan bày lắm trò láo để mị dân, lấp liếm tội ác của thủ phạm, tuyên bố, họp báo, trình diễn ăn hải sản, ở trần tắm biển…tất cả đều rặt láo.

Đến chuyện BOT với các trạm đặt không đúng chỗ cho đến mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, các quan ở Bộ Giao thông lại được dịp nói láo, tuyên bố rùm beng để bênh vực những tập đoàn và cá nhân vi phạm.

Khi vụ thuốc giả của VN Pharma nổ ra, cả một hệ thống truyền thông của Bộ Y tế kể cả các quan chức cấp bộ đều tuyên bố láo, tìm mọi cách che dấu tội ác của những tên buôn thuốc giả.

     Rừng Sơn Trà quý hiếm, các ông vì tư lợi cá nhân, ra lệnh xây cất, chấp nhận nhiều dự án khai thác, các nhà chuyên môn, nhân dân phản ứng dữ quá,các ông bắt đầu chiến dịch nói láo, chạy quanh tìm kế hoãn binh.

     Đến chuyện cá nhân của các quan thì lại càng nói láo tợn… Ông bí thư xây biệt phủ như cung điện của vua chúa ở xứ nghèo phải sống nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến ông giám đốc môi trường xây biệt phủ mênh mông ở xứ lắm rừng, rồi đến ông lãnh đạo ngành ngân hàng với những dãy nhà hoành tráng trên miếng đất hàng ngàn thước vuông. Tất cả đều cho rằng do sức lao động cật lực mà có. Kẻ thì do nuôi gà, trồng cây, anh thì bảo chạy xe ôm đến khốc cả người, người thì nhờ bán chổi, trồng rau, kẻ khác thì bảo nhờ tiền của con dù con chẳng làm gì ra tiền và có đứa thì mới mười chín tuổi.

     Lương thì chẳng bao nhiêu mà quan nào cũng vi la trong và ngoài nước, nhà nghỉ trên núi, nhà mát dưới biển, lâu đài, nhà to ở nước ngoài. Con cái ăn chơi như các công tử, tiểu thư quý tộc. Các bà vợ thì như các mệnh phụ, chỉ xài đồ dùng ở nước ngoài, đi shopping các mall lớn ở nước ngoài như đi chợ… Thế nhưng các ngài luôn phát biểu yêu dân, thương nước, yêu tổ quốc, đồng bào, và luôn nhắc nhở đất nước còn nghèo phải học tập ông này, cụ nọ để có đạo đức sáng ngời.

     Các lãnh đạo xem rừng như sân nhà mình, phá nát không còn gì.. Một cây có đường kính 1m phải mất trăm năm mới hình thành, lâm tặc chỉ cần 15 phút để đốn hạ. Hàng trăm chiếc xe chạy từ rừng chở hàng mét khối gỗ chỉ cần đóng cho kiểm lâm 400.000 đồng một chiếc là qua trạm. Rừng không nát mới lạ. Khi rừng không còn, lệnh đóng rừng ban ra, các lãnh đạo địa phương toàn báo cáo láo với chính phủ và có nơi tìm cách tiếp tục vét cú chót bằng cách làm trắng những cánh rừng còn lại..

     Rừng bị tận diệt vì nạn phá rừng, rừng còn bị huỷ diệt bởi những dự án thuỷ điện. Tất cả đều có sự tiếp tay của các quan và ban ngành chức năng của địa phương. Rừng không còn, lũ về gây tang thương chết chóc, đê vỡ khiến nhà cửa tài sản trôi theo dòng nước, các quan cho là xả lũ đúng quy trình.

     Bão chưa tới, lũ chưa về, các quan tỉnh đã ngồi với nhau viết báo cáo thiệt hại để xin trợ cấp. Một anh từng là tổng biên tập tờ báo lớn, sau khi thu vén được hàng triệu đô la bèn đưa hết vợ con qua Mỹ, sắm nhà to, xe đẹp còn anh thì qua lại hai nước, lâu lâu viết bài biểu diễn lòng yêu nước thương dân, trăn trở với tiền đồ tổ quốc, khóc than cho dân nghèo, kinh tế chậm lớn, đảng lao đao…

     Còn biết bao chuyện láo không kể xiết: Ngay cả thầy tu, các bậc tu hành cũng làm trò láo để quảng cáo chùa của mình, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy, để nhà thờ của mình thêm tín hữu. Chúa, Phật đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện mình đến với mọi người bằng những điều xảo trá..

     Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xã hội. Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám G. Hơn nữa vì sự thật bi đát quá, đành láo để khoả lấp, hi vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn.

     Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống.

     Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo.

     Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển.

     Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn!

HS Đỗ Duy Ngọc  tp/hcm 

image062Trẻ em lượm rác kiếm ăn.