CÓ MẶT.

          Cùng Bạn Đọc,

Ông Xã tôi về đi bán kẹo kéo,
Đói đầu gối bò, đói cái bụng réo,
Kéo dài cây kẹo, kéo ngắn cuộc đời,
Đến trường bán kẹo, học trò chẳng cười,
Nhịn ăn mua kẹo, giúp thầy kiếm lời,
Vòng xoay con số, vòng xoay cuộc đời…

TNDN.   Bài thơ còn dài…

     Đọc bài “Có Mặt” của THT nên DT xin được phép Reblog bài này, chia xẻ cùng các Bạn của DT nổi đau chung của Sĩ Quan VNCH. Cảm ơn anh THT.

DTQT. 27/09/2018.

carem

BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

(Bài viết cách đây 5 năm)

Nhớ lại những buổi điểm danh. Từ lớp học của thời trung học. Vừa tay giơ lên, vừa trả lời Có Mặt. Rồi trong trường lính. Có mặt. Nhưng phải la phải hét. Và trong trại tù. Mệt mỏi, không muốn cất tiếng, nhưng vẫn thốt ra. Có mặt  Rồi trong lớp học Mỹ. Yes. I am hay I am here.

Hai chữ Có mặt đã đến với đời, và để lại cho đời những dấu mốc, dấu ấn khó quên.

Có mặt chẳng những được cất lên bằng tiếng nói. Nhưng bằng tín hiệu. Những tiếng chuông leng keng mà ta rung, trong suốt tám tháng thời làm gã bán cà rem dạo ở các vùng Bình Minh, Tân Quới, Phụng Hiệp, hay các bến xe đò Cần Thơ, Vĩnh Long sau năm 1975, cũng là một sự có mặt. Có mặt của…

View original post 586 more words

MẤY CHÚ CÁO NÓI GÌ?

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo thân mời Bạn đọc và nghe video “Mấy Chú Cáo nói gì” của Miomie, chắc chắn Bạn sẽ thấy vui nếu Bạn chưa vui và Bạn sẽ hết buồn nếu Bạn đang buồn.

Dear Miomie,
   Hôm nay Cô đọc lại bài này và nghe lại bản nhạc Con đã post lên Cô thấy thật vui trong lòng. Xin phép con cho Cô Reblog “Tình Đầu Đi Lấy Vợ”. Bài viết của Con thật hay, ý nghĩa và dễ thương nữa Miomie!

     Bài thơ này DT đã viết tặng Miomie trên Blog của Cháu, hôm nay DT copy lại và, post lên Website của mình để giới thiệu Miomie đến với Các Bạn của Dã-Thảo.

Tình đầu đi lấy vợ,
Mà em thấy thật vui,
Như bản nhạc em post,
Không có tiếng ngậm ngùi.

Thành thật khen can đảm,
Của cô gái mười tám,
Nên thấy đường còn dài,
Trước mặt phải khoang thai

Thân mến,
DTQT. 26/09/2018.

https://youtu.be/jofNR_WkoCE

Miomie

Hai tuần rồi tôi đi chơi. Hết Paris kinh đô ánh sáng rồi đến Rome thần thánh all-roads-lead-to. Cảnh mới người hay mở ra dập dìu trước mắt nên cũng nhiều cảm xúc muốn viết xuống thành lời. Về được đến nhà thì quá đuối nằm bẹp luôn hai ngày Chủ Nhật, thứ Hai. Muốn nấu cháo ăn cho có cảm giác được chăm bẵm lúc đau ốm mà bếp hết nhẵn gạo. Thứ Ba đã bớt sốt, đỡ chóng mặt thì chợ châu Á lại đóng cửa. Vẫn chưa có gạo để ăn.

Nghe cũng bi kịch nhỉ.

Thực ra là làm quá lên thôi.

Không có gạo là cơ hội để nấu hủ tiếu, bún riêu, mì chua cay tôm thịt các kiểu. Cũng khói bốc nghi ngút, đậm đà dẻo thơm.

Dẫu vậy, ba tiếng “nhà hết gạo” nghe cũng hơi ngậm ngùi.

Giống như việc biết…

View original post 947 more words

SILENT INVASION.

Cùng Bạn Đọc,

     Dưới đây là file Dã-Thảo mới nhận được sáng nay của Anh Longkangaroo. Đây là bài điểm sách của GS Nguyễn Tuấn ở Sydney, đọc xong thấy đúng như những sự kiện xảy ra tại Úc bấy lâu nay nên DT cũng muốn copy lại, post lên trang nhà để chia xẻ cùng các bạn xa gần và nhất là các Bạn trong nước, trước sự xâm lược của tàu cộng. Có một số chính trị gia tại Úc, cách đây vài năm, đã nêu lên vấn đề xâm nhập của người tàu ở Úc (Dã-Thảo không đưa tên các chính trị gia Úc lên đây) và cũng đã bị một số chính trị gia khác chống đối cho là kỳ thị người Á Châu. Nhưng bây giờ không biết họ đã mở mắt ra chưa trước hiểm họa của tàu cộng. Mời Bạn đọc để biết thêm về “người tàu” một chút nữa và, nhất là người Việt Nam trong nước cố gắng đừng để bị bọn tàu phù đô hộ thêm lần nữa. Cảm ơn Anh Longkangaroo và GS Nguyễn Tuấn.

Thân ái,

DTQT. 23/09/2018.

Silent Invasion- China’s Influence in Australia” của GS. Clive Hamilton.

Xin chuyển đến quý anh chị một bài đáng đọc.

     Đây là bài điểm sách khá rỏ ràng và chi tiết về những điểm chính cốt lỏi trong quyển sách “Silent Invasion- China’s Influence in Australia” của GS. Clive Hamilton. Quyển sách này đã gây được sự chú ý khá sâu rộng trong cả nước Úc, nhằm đánh thức người Úc cũng như một số chính trị gia Úc còn ngây thơ về những thủ đoạn thâm độc đang âm thầm tìm đường xâm lăng vào nên chính trị Úc của tàu cộng.

     Người bỏ công ra đọc và điểm sách này là GS. Nguyễn Tuấn ở Sydney. Xin chân thành cảm ơn GS. Nguyễn Tuấn.

26 August at 12:45

     Điểm sách “Silent Invasion”

     Nhờ một bạn bình luận trên fb mà tôi biết đến cuốn sách “Silent Invasion” (1) của tác giả Clive Hamilton (2). Phải nói rằng đây là một cuốn sách, nói như Giáo sư John Fitzgerald, rất đáng đọc. Đáng đọc để biết một cuộc xâm lăng âm thầm vào chính trường nước Úc được điều phối từ Bắc Kinh. Đáng đọc để hiểu hơn những chiến lược mà Tàu cộng đã và đang áp dụng, cùng với sự tiếp tay của những Hoa kiều, để mua chuộc ảnh hưởng và qua đó bành trướng chính trị đến các nước khác, trong đó có Việt Nam.

     Đây là một cuốn sách cũng như câu chuyện đằng sau (3) đã và đang gây chấn động ở Úc. Đi đâu cũng nghe giới trí thức nói về nó. Hôm kia, trong một buổi giải lao, một giáo sư người Úc thuộc đại học UTS cũng nói với tôi về cuốn sách này, và những gì tác giả cảnh báo. Người Việt chúng ta, dù ở Úc hay ở Việt Nam, cũng nên đọc quyển sách này. Đọc để thấy sách lược của Tàu cộng nhằm gây ảnh hưởng và xâm nhập vào hệ thống chính trị từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất.

     Mục tiêu và chiến lược

     Mục tiêu của đảng cộng sản Tàu là kéo Úc vào quĩ đạo kinh tế và chính trị do Tàu kiểm soát. Nhưng vì Úc đang là đồng minh thân thiết của Mỹ, nên chiến lược để đạt mục tiêu đó là tạo ra chia rẽ giữa Úc và Mỹ, là gây ảnh hưởng kinh tế, là đe dọa chính trị, là gây bất ổn cho Úc.

     Tàu cộng dùng nhiều biện pháp để thực hiện chiến lược trên. Họ có Mặt trận Tổ quốc để lôi kéo Hoa kiều phục vụ cho họ. Họ lập chi bộ đảng cộng sản ở các đại học Úc nhằm kiểm soát tư tưởng của du học sinh và biến họ thành những “chiến sĩ” tuyên truyền ngay trong lòng nước Úc. Họ tung tiền mua chính khách Úc, từ cấp cao đến cấp thấp. Họ vung tiền mua các tập đoàn kinh tế Úc và mua các cơ sở vật chất (như cảng, công ty năng lượng, đất đai và trang trại).

      Cách mà đảng cộng sản Tàu (CCP) gây ảnh hưởng và xâm nhập là qua 3 kênh: người Tàu di cư, các tổ chức xã hội do đảng cộng sản Tàu điều hành, và qua tiền. CCP xem những người Tàu di dân trong thập niên 1980 và du học sinh là những phần tử có thể làm trung gian để thu thập thông tin và báo cáo về cho chính phủ Tàu. CCP thành lập hàng loạt các tổ chức mang danh kiều bào (như Ủy ban Hoa kiều ở nước ngoài, Hội đồng hương Hoa kiều, Hội sinh viên, v.v.) và qua đó chuyển tiền để gây ảnh hưởng đến chính trường Úc. CCP còn tung tiền ra cho các nhân vật trung gian để mua ảnh hưởng, mua ý kiến của giới chính trị Úc để họ có những phát biểu có lợi cho Tàu. Số tiền tung ra không phải hàng triệu, mà con số lên đến hàng trăm triệu đôla!

     Những kẻ “apologist” cho Tàu cộng và thân Tàu cộng giải rằng việc gây ảnh hưởng mà Tàu áp dụng lên Úc là bình thường, vì Mỹ vẫn làm thế chứ có tử tế gì đâu! Nhưng tác giả Hamilton chỉ ra rằng những kẻ apologist này cố tình chối bỏ thực tế là Mỹ là một nền dân chủ, còn Tàu cộng là độc tài; Mỹ không có ý định chiếm Úc, Tàu cộng muốn; Mỹ bảo vệ Úc, Tàu cộng xâm lược hay ít ra là có ý đồ xâm lược. Những khác biệt giữa các tập đoàn kinh tế Mỹ và Tàu cộng cũng được Hamilton chỉ ra rõ ràng: các công ty Mỹ là tư nhân và độc lập với chính phủ, các công ty Tàu là của đảng cộng sản Tàu; Mỹ xem kinh tế là môi trường kinh doanh, Tàu xem kinh doanh là hình thức để đạt mục tiêu chính trị; các công ty của Mỹ không có chi bộ của đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, các công ty Tàu là ổ của đảng cộng sản Tàu (trang 113).

    “Tiền là bầu sữa của chính trị”

     Một trong những vụ mua ảnh hưởng gây tai tiếng xảy ra vào giữa năm nay (2018), khi một thượng nghị sĩ của Úc tên là Sam Dastyari bị buộc phải từ chức và đuổi khỏi Thượng nghị viện. Lí do là y đã nhận hơn 150,000 AUD từ một tỉ phú tên là Huang Xiangmo, người có mối quan hệ rất mật thiết với đảng cộng sản Tàu. Sam Dastyari biết mình bị tình báo Úc theo dõi, và đã tiết lộ tin này cho Huang Xiangmo. Hành động của Sam Dastyari có dân biểu Úc xem là “phản bội.” Phản bội vì làm việc cho ngoại bang. Do đó, sau vụ Dastyari bị đuổi khỏi Thượng nghị viện, Úc phải ra đạo luật nhằm cảnh báo những dân biểu và chính khách Úc có quan hệ với ngoại bang. Nói là “ngoại bang”, nhưng nước được hiểu chính là Tàu.

     Huang Xiangmo là ai? Huang sinh năm 1969 ở làng Yuhu (dịch là Ngọc Hồ) thuộc vùng Chaozhu tỉnh Quảng Đông. Huang làm giàu nhanh chóng nhờ buôn bán bất động sản và các mối quan hệ (tiếng Hoa là guanxi) với các nhân vật chóp bu trong Đảng cộng sản Tàu (những nhân vật này đều bị đi tù hay tự tử sau này). Có lẽ thấy tình hình không ổn, nên Huang xin di cư sang Úc sống từ những năm đầu thế kỷ 21. Huang vẫn duy trì mối quan hệ hữu hảo với các nhân vật chóp bu trong Đảng cộng sản Tàu, thậm chí đại diện cho Tàu trong các buổi lễ hội quan trọng ở Úc.

     Huang Xiangmo có một triết rất thú vị: “Money is the milk for politics” (Đồng tiền là nguồn sữa cho chính trị). Nói là làm. Từ ngày ông có mặt ở Úc (khoảng 2010), Huang đã cho hơn 4 triệu đôla cho 2 đảng chính trị của Úc, và ông đã đầu tư 2 tỉ đôla vào nông nghiệp Úc. Huang cho hàng triệu đôla để Đại học Công nghệ Sydney (UTS) thành lập viện Úc-Hoa ACRI (Australia-China Relations Institute). UTS cám ơn Huang bằng cách phong tặng cho ông danh hiệu “Giáo sư”.

     Trung tâm ACRI được xem là cái loa tuyên truyền của CCP ngay tại một đại học lớn của Úc! Ngay cả vấn đề Biển Đông, ACRI cũng chỉ nói cho Tàu và theo Tàu. ACRI không bao giờ

lên tiếng về những đàn áp ở Tàu, không bao giờ đề cập đến vụ Thiên An Môn. Giáo sư Clive Hamilton nói thẳng rằng “Let us call the Australia-China Relations Institute for what it is: a Beijing-backed propaganda outfit disguised as a legitimate research institute, whose ultimate objective is to advance the CCP’s influence in Australian policy and political circles.” (Chúng ta hãy gọi đúng tên của ACRI: đó là một trạm tuyên truyền của Đảng cộng sản Tàu ngụy trang viện nghiên cứu, mà mục tiêu tối hậu là gây ảnh hưởng của Đảng cộng sản Tàu lên chính sách và chính trường Úc).

     Một nhân vật được cuốn Silent Invasion đề cập đến nhiều là Chau Chak Wing. Ông cũng là một tỷ phú người Tàu nhưng có quốc tịch Úc. Ông chủ yếu sống ở Quảng Châu trong một biệt phủ rất lớn. Ông là người không muốn xuất hiện trước công chúng, nhưng là một nhân vật có nhiều quyền thế qua đồng tiền. Năm 2015, ông bỏ ra 70 triệu đô la để mua biệt thự “Le Mer” của tỉ phú James Packer, và đập phá để xây lại cái mới theo ý ông! Tỷ phú Chau Chak Wang có nhiều mối quan hệ quan trọng với các nhân vật chóp bu trong đảng Cộng Sản Tàu và trong giới cầm quyền ở Tàu.

     Ở Úc, ông cũng quen với rất nhiều nhân vật chóp bu từ thủ tướng đến bộ trưởng trong chính quyền Úc. Năm 2004 và 2005 ông tài trợ cho Kevin Rudd (người sau này trở thành thủ tướng Úc), Wayne Swan (sau này là bộ trưởng ngân khố), Stephen Smith (sau này thành bộ trưởng ngoại giao) sang Quảng Châu. Chương trình chuyến đi có cả buổi tham quan biệt phủ của Chau được mô tả là “mênh mông” và “xa xỉ”. Sau chuyến đi, Chau Chak Wang tài trợ cho Đảng Lao Động Úc 1.7 triệu đôla và Đảng Liberal 2.9 triệu đôla. Báo chí Úc ghi nhận rằng chưa có một doanh nhân gốc Á châu nào mà rộng lòng như Chau Chak Wing.

     Năm 2004, Bob Carr, lúc đó là thủ hiến bang New South Wales, cũng là bạn khá thân với Chau. Có lẽ do tình bạn và sự rộng rãi của Chau trong việc cho tiền Đảng Lao Động, nên Carr nhận con gái của Chau là Winky Chau vào làm tập sự trong văn phòng chính phủ của Carr. Sau khi Carr rời chính trường, Winky Chau trở thành “chuyên gia tư vấn”, và cô ta mua luôn tờ nhật báo tiếng Hoa Australian New Express Daily.

     Chau Chak Wing cũng chính là người cấp tiền cho Đại học Công nghệ Sydney (UTS) xây tòa nhà “Dr. Chau Chak Wing Building.” Câu chuyện thật ra bắt đầu từ con trai của tỉ phú Chau Chak Wing. Lúc đó (đầu thập niên 2000), Eric, con trai của Chau Chak Wing, đang theo học cử nhân kiến trúc tại UTS. Hiệu trưởng (vice-chancellor) của UTS lúc đó là Giáo sư Ross Milbourne nhận ra nhân vật này và đã lên một kế hoạch xin tiền được mô tả là “cunning” (các bạn muốn hiểu sao cũng được). Milbourne hỏi cậu ấm Eric muốn đi chơi ở Los Angeles để gặp kiến trúc sư huyền thoại Frank Gehry không, và dĩ nhiên cậu ấm ham vui gật đầu. Những gì xảy ra phía hậu trường sau đó thì không ai biết rõ, nhưng chỉ biết kết quả thành công mỹ mãn: Chau Chak Wing đồng ý cho UTS 20 triệu đô la để xây dựng một tòa nhà mới lấy tên ông. Mặc dù ông không có bằng tiến sĩ, nhưng ông yêu cầu UTS đặt tên tòa nhà là “Tòa nhà Tiến sĩ Chau Chak Wing”.

     Nghe lén và mỹ nhân kế.

     Tàu còn nổi tiếng qua những chiêu trò theo dõi khi các quan chức Úc viếng thăm Tàu. Dưới tiêu đề “Bẫy Mật”, tác giả Simon Hamilton thuật lại câu chuyện thủ tướng Úc lúc đó (2014) là Tony Abbott thăm chính thức Tàu cộng, và đoàn của ông có cố vấn Peta Credlin tham gia. Trước khi lên đường, phái đoàn đã được ASIO (cục tình báo Úc) cảnh báo về những chiêu trò theo dõi của an ninh Tàu cộng. ASIO khuyên tất cả các thành viên trong đoàn không dùng charger điện thoại của khách sạn, không dùng bất cứ USB nào được cho làm quà, không bao giờ để máy tính cá nhân trong phòng khách sạn, v.v.

     Credlin kể rằng khi nhận phòng khách sạn, bà lập tức rút cái dây điện đồng hồ đánh thức, tắt hết tivi bằng cách rút dây điện khỏi ổ điện. Chỉ vài phút sau, có người gõ cửa nói là “bồi phòng” (housekeeping) đến giúp, và người “bồi phòng” này cắm hai dây điện vào ổ điện. Chờ người bồi phòng rời phòng, Credlin lại rút ra hai dây điện. Vài phút sau, người bồi phòng lại gõ cửa và cắm hai dây vào ổ điện! Bực mình quá, Credlin rút tháo cái đồng hồ đánh thức và để phía ngoài phòng, sau đó bà lấy mền trùm kín cái tivi.

     Sở dĩ Credlin phải làm vậy là vì phái đoàn Úc biết được những bẫy mật của Tàu cộng. Trong quá khứ, Tàu cộng dùng rất nhiều mưu mẹo, nhưng phổ biến nhất là dùng mỹ nhân để đưa nạn nhân vào tình thế nan giải. Đã có một dân biểu Úc bị gài bẫy mỹ nhân kế, và Tàu cộng có hẳn video và hình ảnh về mối quan hệ này. Cho đến nay, theo tác giả Simon Hamilton, người dân biểu này đang là cái loa thân Tàu ở Úc.

     Đảng là quốc gia

     Trong sách Silent Invasion, tác giả Hamilton nhắc nhở cho chúng ta biết rằng xã hội Tàu đã bị tẩy não hơn nửa thế kỉ. Người dân, đặc biệt là giới thanh niên, nghĩ rằng yêu tổ quốc là yêu đảng cộng sản Tàu, vì đảng chính là quốc gia (party is the nation). Giới lãnh đạo của đảng cộng sản Tàu đã từ bỏ (gián tiếp) quan niệm cách mạng Mác xít, đấu tranh giai cấp, và thế giới vô sản. Nhưng họ duy trì cơ cấu đảng theo hệ thống của Lenin.

      Năm 2016, viên bộ trưởng giáo dục Tàu tuyên bố thẳng thừng rằng hệ thống giáo dục phải đi đầu trong việc truyền bá ý thức hệ của đảng cộng sản Tàu, và cảnh cáo các ‘hostile force’ (thế lực thù địch) đang tìm cách xâm nhập vào hệ thống trường học và đại học để gây tổn hại đến “thành tựu của cách mạng.”

     Những học sinh và sinh viên Tàu ngày nay đã bị tẩy não ghê gớm, tuyệt đại đa số họ không còn phân biệt được giữa đảng và tổ quốc, và sẵn sàng hùng hổ bảo vệ tổ quốc = đảng ở mọi lúc và mọi nơi. Năm 2015, một nhóm sinh viên Tàu thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU) xông vào một nhà thuốc của Đại học và hùng hổ chất vấn chủ nhà thuốc rằng “Ai cho ông phân phối tờ báo này?” Đó là tờ Epoch Times của nhóm Pháp Luân Công. Mới đây, một giảng viên bị sinh viên Tàu hung hăng phản đối vì ông giảng về sự kiện Thiên An Môn và chủ quyền Biển Đông, và sự việc lên tận cấp Bộ ngoại giao Tàu phàn nàn với Chính phủ Úc. Sự việc tuy nhỏ, nhưng nó nói lên những kẻ bị tẩy não này đang là một mối đe dọa đối với Úc.

     Những người trẻ thuộc thế hệ bị tẩy não này đang có mặt ở Úc. Hiện nay, có hơn 550 ngàn du học sinh Tàu ở Úc. Ngoài ra, còn số một số nhà khoa học cấp cao (cấp giáo sư) cũng có mặt khắp nơi trong các đại học Úc, và họ hình thành cái mà Hamilton gọi là “enclave” (ý nói những khoa có nhiều giáo sư gốc Tàu). Hamilton lấy một trường thuộc Đại học Curtin (Tây Úc) chỉ ra rằng trong số 8 người cấp ‘faculty’ ở đây, thì 7 là người Tàu. Có những bài báo khoa học chỉ thuần Tàu và tác giả Tàu, nhưng địa chỉ thì đại học Úc! Hamilton còn chỉ ra rằng một số giáo sư Tàu trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin đang ngồi trong các hội đồng khoa học cấp quốc gia của Úc (như ARC College of Experts) có liên quan mật thiết với đảng cộng sản và giới quân sự bên Tàu.

     Đừng thờ ơ và ngây thơ!

     Tóm lại, Silent Invasion là một cuốn sách công phu và đáng đọc. Tính công phu nằm ở nguồn thông tin, với gần 60 trang ghi chú và nguồn tài liệu. Đáng đọc để nhìn sự bành trướng của đảng cộng sản Tàu bằng một cái nhìn rộng lớn hơn và bao quát hơn, và để đặt vào bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Tàu cộng.

      Hamilton đã có công lớn chỉ ra những chiến thuật và mưu mẹo của CCP nhằm gây lôi kéo Úc vào trong quĩ đạo của Tàu và bẻ gãy mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Úc. Ở một mức độ nào đó, có thể nói Tàu đã thành công, nhưng cuốn sách này nhằm cảnh tỉnh những kẻ hoạt động trong chính trường Úc còn mơ mộng ôm Tàu vào vòng tay mình. Hamilton còn cảnh báo rằng sự thờ ơ, ngây thơ của chính khách Úc là một tài sản quí báu của Tàu cộng.

      Đối với một nền dân chủ tương đối lâu đời như Úc mà Tàu còn làm được, vì đối với Việt Nam vốn có ‘truyền thống’ lệ thuộc Tàu thì việc những kẻ cầm quyền Tàu cộng gây tác động còn dễ dàng hơn. Đọc cuốn sách này, chúng ta — người Việt — dễ nhận ra những chiêu trò gây ảnh hưởng của Tàu, vì thấy … quen quen. Xâm nhập chính trường. Mua ý kiến và mua quan chức bằng tiền. Tung tiền mua đất đai. Đe dọa hoặc dùng chiêu thức lưu manh. Dùng lưu manh không được thì dùng mỹ nhân kế. Vân vân. Do đó, không thể xem thường những hành động của Tàu ở Việt Nam. 

      Dùng câu nói đó của Hamilton, chúng ta cũng có thể nói rằng sự ngây thơ và thờ ơ của giới “elite” và có học Việt Nam cũng là một tài sản quí báu của Tàu để họ xâm lăng nước ta.

  (1) Sách “Silent Invasion: China’s Influence in Australia” của Giáo sư Clive Hamilton, Nhà xuất bản Hardie Grant Books 2017. Sách dày 356 trang, kể cả 57 trang bị chú và ghi chú.

 (2) Hamilton là giáo sư về đạo đức công chúng (Public Ethics) thuộc Đại học Charles Sturt (Canberra). Ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian để theo dõi sự xâm lăng của Tàu vào Úc, và cuốn sách này chỉ là một thành tựu trong thời gian hai mươi năm qua.

 (3) Cuốn sách Silent Invasion có một số phận rất gian nan. Theo tác giả Simon Hamilton tiết lộ, thoạt đầu bản thảo cuốn sách được một nhà xuất bản lớn của Úc lả Allen & Unwin đồng ý ấn hành vào tháng 4 năm 2017. Thế nhưng, Allen & Unwin đột ngột hủy bỏ quyết định này vào ngày 2/11/2017, với do đưa ra là “pháp “. Hóa ra, do pháp chính là Allen & Unwin sợ Tàu cộng kiện. Thế là Hamilton phải nhờ đến một nhà xuất bản khác, nhỏ hơn, nhưng can đảm hơn: đó là Hardie Grant. 

      Nhưng sự việc một nhà xuất bản số 1 của Úc không dám in cuốn sách làm cho rất nhiều người trong giới khoa bảng cảm thấy xúc phạm đến tự do ngôn luận, và nó thể hiện một sự xâm phạm đến những giá trị cốt lõi của nước Úc.

KHI CHO VỢ ĂN…

Kính gởi nhà thơ Trần Hoài Thư,

     Dã-Thảo không biết có phải Chị đang nằm bệnh viện hay không. Vì thấy bài thơ “Khi Cho Vợ Ăn” sáng nay trên “Thư Quán Bản Thảo/THT, Dã-Thảo đọc mà nghe lo lắng, chỉ mới biết qua Thư Quán mấy hôm nay mong Anh không chấp. Xin phép Anh cho Thảo reblog bài thơ này. Cảm ơn Anh.
DT thành thật cầu chúc cho Chị chóng khỏe mạnh.

Trân trọng,
DTQT. 18/09/2018

BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO

Mình khoe hôm qua tổng thống Trump đến thăm
Ông hứa ông sẽ cho mình một triệu
Tôi chúc mừng mình. nhưng lòng tôi đứt đoạn
Nè, mình hãy  hả miệng ra,  hãy gắng mà ăn
Nếu mình muốn ông  lần tới  đến thăm

Mắt của mình  như ngời lên màu nắng tháng năm
Miệng mình há ra,  đợi chờ chiếc muỗng
Tay tôi hơi run vì thấy mình quá tội
Tự nhiên lòng tôi cảm thấy thật bao dung
Đây chính là tình yêu, và phần thưởng  Ngài ban
Ngài bắt tôi thay Ngài cứu người khổ nạn
Ngài không nói Ngài dùng miệng tôi an ủi
Và Ngài cho tôi quà tặng quí:  niềm vui

Vâng, niềm vui khi thấy mình ăn ngon
Khi  chiếc miệng như con chim con chờ mồi mẹ mớm
Từng muỗng đút, miệng tôi cũng hả theo hồi hộp
Tôi cũng đang được…

View original post 9 more words

Vài bài thơ của Leonard Cohen

Dear Hải Hà,
Không biết sao hôm nay Thảo mới đọc bài viết này của Hà vậy! Những bài thơ của Leonard Cohen. Thảo thích lắm. Xin phép Hà cho Thảo Reblog bài này nhé. Cảm ơn Hà rất nhiều.
DTQT. 17/09/2018.

Blog Chuyện Bâng Quơ

Hôm qua tôi đọc hết quyển thơ Book of Longing của Leonard Cohen. Trong tập thơ này có nhiều bài ông đã phổ nhạc thành những bài hát nổi tiếng. Và có những bài ngắn có lẽ không được phổ biến. Tôi thích thơ của ông có lẽ vì nó đơn giản, thường khi ngắn, không dùng chữ khó, và thường khi có vần (rhyme). Có một thời gian ông sống trong tu viện Thiền, những năm này thơ ông có chất Thiền. Xin bạn đừng chất vấn tôi có chất Thiền là gì vì tôi không giải thích được. Tôi chỉ cảm thấy nó Thiền ở sự đơn giản của chữ, tính chất hư vô của cuộc đời, nỗi đau khổ của nhà thơ trước cuộc sống đầy sinh tử bệnh lão, đôi khi ông bày tỏ cái thèm muốn của dục tình bị giới hạn trong khuôn khổ tôn giáo, còn nhiều, tôi…

View original post 489 more words

EMPTY SKY –

Cùng Bạn Đọc,

     Bài viết và hình ảnh dưới đây được copy từ Blog Khung Cửa Hẹp của Tống Mai, một nhà văn và một nhiếp ảnh viên (tài tử, theo như lời của Chị) đã post lên trang “Khung Cửa Hẹp” để tưởng niệm những nạn nhân đã khuất trong ngày khủng bố September 9/11 ở Mỹ. Đây là những hình ảnh được xây sau tai nạn 9/11 (cách đây 17 năm). Xin phép Tống Mai cho Dã-Thảo reblog file này. Cảm ơn tác giả của bài viết thật xúc động và những hình ảnh thật đẹp. 

Thân mến,

DTQT. 14/09/2018.

Empty Sky – Tôi thức dậy sáng nay giữa một bầu trời trống rỗng – Tống Mai

Posted on September 11, 2018   by nguyenhueporteetroite

Hôm nay Sept 11, 2018.
In memory of 9/11 tôi đăng lại tùy bút chuyến đi New York vào Ground Zero và Empty Sky Memorial tháng Tư vừa rồi của mình (TM)

* * * * *
* * *

     Tôi thức dậy sáng nay giữa một bầu trời trống rỗng. Máu trên đường, máu chảy xuống, tôi nghe như máu trong cơ thể mình đang khóc trên mặt đất … I woke up this morning to an empty sky, blood on the streets, blood flowin’ down, I hear the blood of my blood cryin’ from the ground.

     Bản nhạc nói đến 9/11, rồi nói đến cánh đồng của Jordan, nơi có cây thiện và cây ác, nơi có một Cain và một Abel trong the Book of Genesis, nơi có những niềm tin tôn giáo chia lìa. Tôi muốn có một nụ hôn của em, tôi muốn họ phải trả giá tội ác của họ. Em ơi, sáng nay khi thức dậy, tôi thấy mình ở giữa một bầu trời tan nát.

     Bản “Empty Sky” của Bruce Springsteen viết cho 9/11 tôi có nghe trong đầu khi đứng trước đài tưởng niệm Empty Sky Memorial ở Liberty State Park, New Jersey sáng hôm kia. Bản nhạc được dùng để đặt tên cho đài tưởng niệm 749 người dân New Jersey trong số 2,996 người tử nạn trong khủng bố 9/11. Lúc đó trời còn tối, 5 giờ sáng thì phải, bầu trời còn mang màu xanh thẳm của đêm. Hai bức tường nằm song song bên nhau u tịch giữa trống trải làm chùng lòng. Các bạn trong nhóm nhiếp ảnh đi cùng tụ tập trước đài tưởng niệm chăm chú đợi mặt trời hiện ra giữa hai bức tường hướng về phía bên kia bầu trời Manhattan Ground Zero, nơi hai tòa tháp Twin Tower tọa lạc trước khi sụp đổ để chụp hình. Có cái gì phảng phất tương tự giữa hai bức tường trước mặt và bức tường Black Wall ở Washington DC nơi khắc tên những người tử trận ở Vietnam. Trong bóng đêm ảm đạm, tôi bỗng thấy buồn. Mục đích của tôi đến đây sáng sớm như thế này cùng với nhóm nhiếp ảnh không phải là để chụp hình hay sao. Thế mà tôi quên mất mình đến đây làm gì, chỉ thấy tần ngần cảm giác một nghĩa trang. Trời còn màu xanh đậm của đêm, ánh sáng từ ngọn đèn dưới chân tường với hắt vào tên những người tử nạn có mãnh lực đẩy lùi những mong muốn. Tôi chụp vội vài tấm rồi loanh quanh ra bến phà hoang phế phía sau nhìn ra thành phố Manhattan bên kia sông lấp lánh trong đêm. Có những cọc gỗ đen cũ kỹ làm thành một xà lan doi ra giữa sông, những dãy đèn uốn cong rất đẹp dọc hai bên làm nên một London Bridge trong “Valse dans l’ombre.”

     Tôi không quên buổi sáng hai Twin Towers sụp đổ. Đang làm việc trong sở thì có lệnh tất cả nhân viên phải ra về ngay vì sở nằm cách White House chỉ một bloc. Có tin White House sẽ là mục tiêu khủng bố kế tiếp. Về đến nhà tôi mở TV ra và khóc thét lên khi thấy những gì trên màn hình, máy bay lao thẳng vào Twin Towers và nổ tung, tòa tháp cháy rụng xuống chầm chậm. Tôi hoảng hốt lao ra khỏi nhà, chạy qua nhà hàng xóm, vừa chạy vừa khóc như chính tôi bị nạn, they’re dying, they’re dying horribly, what’s going on, somebody please tell me … Người hàng xóm chạy ra ôm tôi mang vào nhà, lấy nước bắt uống, tôi khóc ngất trong tay bà.

     Hôm đó tôi mới hay mình đã yêu đất nước này biết bao.

Tôi vừa thấy bên này sông Hudson, hai bức tường Empty Sky nằm song song ngửa mặt lên bầu trời tìm bình yên, trong khi trước mặt hướng về phía Đông tìm tự do từ một Freedom Tower bên kia sông.  Đó là một khung cảnh đầy ý nghĩa.

 Tống Mai

Apr 10, 2018

     (Viết và nghĩ đến Kiều Lan, Christine, Thúy, Lệ Ty và các bạn trong Hội Nhiếp Ảnh vùng Hoa Thịnh Đốn Vietnamese Photographic Society VNPS trong buổi photography field trip ngày thứ Bảy vừa qua ở New York. Tôi không chăm chú chụp hình lần này, đầu óc lãng đãng một New York state of mind. Hôm đó lạnh và gió nhiều, chúng tôi đi bộ ít nhất là 7, 8 miles trong một ngày quanh Manhattan, những địa điểm chụp hình Kiều Lan dẫn đến: Empty Sky Memorial, Ground Zero, Transportation Hub, the Oculus, China Town, Brooklyn Bridge, Brooklyn Park và Manhattan Bridge. Tôi mệt và lạnh, nhưng vui trong lòng. Đời vẫn có những nghệ sĩ tận tụy và chân tình như Kiều Lan, như Christine. Đó là những người bạn dễ thương, những cô giáo nhiếp ảnh tài ba. Làm sao tôi nói cho những người bạn đó biết tôi quí họ vô cùng. Tôi biết mình đang viết vội post này để gởi những hình ảnh chụp được ở New York cho Kiều Lan, như là một lời cám ơn cô giáo).

 EMPTY SKY MEMORIAL – LIBERTY STATE PARK
NEW JERSEY

Empty sky

Mai-2018-NY-1y5

Mai-2018-NY-1y3

Mai-2018-NY-1y9

Mai-2018-NY-1y8Mai-2018-NY-1y7

Mai-2018-NY-1y6

Mai-2018-NY-2

Mai-2018-NY-1z-3

Mai-2018-NY-1x-5

Mai-2018-NY-2t

Mai-2018-NY-2p-3

Mai-2018-NY-2m-2

Mai-2018-NY-2n-3

Mai-2018-NY-2o-2

Mai-2018-NY-2l-2

Mai-2018-NY-1c

Mai-2018-NY-2i-4

Mai-2018-NY-2j

Mai-2018-NY-1n

Mai-2018-NY-1k

Mai-2018-NY-1i

Mai-2018-NY-1g

Mai-2018-NY-2b

SAKURA!..NHỚ MỘT MÙA HOA.

Cùng Bạn Đọc thân mến,

     Mời Bạn đọc văn của Thi, Nhạc Sĩ Khánh Trân, Dã-Thảo mới vừa reblog từ Website của “Nàng”, sau đó Bạn sẽ nghe bài hát: “Sakura!..Nhớ Một Mùa  Hoa”. Thi Sĩ làm bài thơ này để tưởng nhớ đến người Cha kính yêu của nhà thơ. Mời Bạn lắng nghe bài thơ được phổ nhạc, do ca sĩ Diệu Hiền trình bày. Chúc Các Bạn một ngày vui. DTQT.

Mới gỡ bài thơ của Khánh Trân,
Mang về trang điểm mảnh vườn Trần,
Bây giờ được nghe bài hát mới,
Lần đầu nên nghẹn Khánh Trân ơi!

Cho Dã-Thảo Reblog bài này nhé Khánh Trân!
DTQT. 13/09/2018.

Khánh Trân Thơ ...Truyện

Nếu như có 1 bài thơ hay 1 bản nhạc  nào mà đã làm cho tôi phải khóc khi viết lên nó Thì đây là một bài trong số rất hiếm hoi đó. Khi viết lên bài thơ:’ Nhớ một mùa hoa’ tôi đã nghĩ đến một người mà tôi vô cùng yêu thương và kính trọng và tôi đã không thể ngăn được những giọt nước mắt cứ thế tuôn trào …

Nhìn những cánh hoa anh đào rơi tôi thấy một nỗi buồn tràn ngập cả tâm hồn. Tôi nhìn cây hoa anh đào , thật vững trãi thật kiêu hùng Hoa anh đào đẹp tuyệt vời khi mãn khai và cho dù những cánh hoa sớm tàn phai và rơi rụng thì nó vẫn giữ được vẻ đẹp đến nao lòng. Và như thế không hiểu sao tôi liên tưởng đến người cha kính yêu của mình. Trong…

View original post 142 more words

PHỤ NỮ VIỆT BỊ LẤY NỘI TẠNG.

Cùng Các Bạn,

     Đây là một tin tức được đưa lên blog “Nhìn Ra Bốn Phương”, post lên vào thứ ba ngày 14/04/2015. Đã ba năm rồi nhưng Dã-Thảo tình cờ đọc trên mạng và, thấy có nhắc người Việt ở ngoại quốc về Việt Nam nên thận trọng vì lục phủ ngũ tạng (nội tạng) của các Anh Chị Em ở nước ngoài tốt nên bọn việt cộng và tàu cộng nhắm bắt cóc họ để cướp nội tạng đem bán. Mong bà con cô bác thận trọng đừng quá tin người khi về VN.

Thân mến,

DTQT. 11/09/2018

19 phụ nữ gốc Việt bị đưa vào lò mổ lấy nội tạng

Mo Lay Noi Tang

     Thật là dã man và vô cùng tàn ác quá đi. Lũ quỷ đỏ CSVN và CSTC thật đáng bị TRỜI TRU ĐẤT DIỆT lắm rồi.

     Ngày 1 tháng 4, 2015, một người dân phát hiện 19 phụ nữ gốc Việt bị đưa vào lò mổ lấy nội tạng tại tỉnh Triết Giang, Trung Cộng, cảnh sát Trung Cộng đã can thiệp kịp thời, bắt được 4 người Việt Nam và 2 người Trung Cộng.

     Tình trạng bắt cóc người bán cho Trung Cộng mổ nội tạng đang xảy ra rất nhiều ở Việt Nam hiện nay.
     Những nhóm này thường chú tâm bắt cóc người Việt từ nước ngoài về chơi vì tình trạng sức khoẻ bộ phận của họ phần nhiều còn tốt.

     Ghi Chú: Những chi tiết trên đây được lấy từ blog “Nhìn Ra Bốn Phương”.

TUỔI THƠ VN NGÀY ĐI HỌC ĐẦU TIÊN.

Cùng Các Bạn thân mến,

     Dã-Thảo xin chuyển file của Anh Longkangaroo mới gởi cho DT hôm nay. Đây là những hình ảnh thật sự đã và đang có tại VN. Các em học sinh phải vượt qua mọi trở ngại vô cùng nguy hiểm để đến trường. DT sẽ cố gắng để đưa hết những tấm hình vào trang này để post lên cho Các Bạn xem. Cảm ơn Anh Long rất nhiều.

DTQT. 11/09/2018

Những bức ảnh ‘thương và hận’ trong ngày khai trường ở Việt Nam

Di Hoc Duoi XHCN
Di Hoc Duoi XHCN 3

 

Di Hoc Duoi XHCN 1

Di Hoc Duoi XHCN 2

Di Hoc Duoi XHCN 4

Di Hoc Duoi XHCN 5

Di Hoc Duoi XHCN 6

Di Hoc Duoi XHCN 7

     VIỆT NAM (NV) – Hôm 5 Tháng Chín, tại Việt Nam, hơn 20 triệu học sinh bắt đầu buổi khai trường. Ba lô, cặp sách của các em trĩu nặng trên vai cũng đồng nghĩa là những mối lo âu của phụ huynh về trường lớp, những vất vả lo toan về học phí, về chén cơm nuôi con ăn học.

     Cũng trong ngày này, trên mạng xã hội facebook, người ta chia sẻ và loan truyền nhau nhiều hình ảnh lo lắng, thương cảm và cả sự phẫn nộ về một nền giáo dục yếu kém, lạc hậu,… mà nhiều người gói gọn trong 3 chữ ‘thương và hận.’ Thương là thương các em học sinh còn hận là hận nhà cầm quyền.

     * Khai trường bên bờ suối. lời thầy Nguyễn Long Khánh, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nậm Ngà, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. ‘Chia sẻ’ của thầy trên mạng xã hội được dư luận quan tâm đặc biệt. Thầy cho biết 3 năm học gần đây trường tổ chức khai giảng bên bờ suối vì sân trường quá chật hẹp, cơ sở vật chất hoàn toàn tạm bợ, trang thiết bị dạy học ở mức tối thiểu. Số lượng học sinh tiểu học có 315 em, trung học cơ sở có 243 em.

Di Hoc Duoi XHCN 10

Học sinh khai giảng bên bờ suối ở Lai Châu. (Ảnh: Nguyễn Long Khánh)

“Người ta khai giảng tưng bừng/ Tôi nay khai giảng rưng rưng lệ sầu”.

* Chui vào túi nylon vượt sông đi họcDi Hoc Duoi XHCN 11

Di Hoc Duoi XHCN 9

Học sinh chui túi nylon ở Điện Biên. (Ảnh: VOV)

     Còn tại bản Huổi Hạ (Na Sang, Mường Chà, Điện Biên) là một trong những bản xa xôi và nghèo khó nhất của xã Na Sang. Do đang vào mùa lũ, nước suối Nậm Chim (rộng hơn 20 mét) lên cao khiến nhiều học sinh phải chui vào túi nylon và nhờ người lớn vừa bơi trong dòng nước lũ vừa kéo qua suối để kịp đến trường.

     Cách vượt nước lũ như vậy thật nguy hiểm, nhưng ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch tỉnh Điện Biên cho báo chí biết: “Việc cho học sinh vào túi nylon rồi người lớn đưa cho qua suối như vậy phản cảm quá, nhưng cũng là một cách để bảo đảm an toàn cho các cháu bởi đặc thù của các tỉnh miền núi, nhất là vùng sâu, xa người dân sống phân tán, địa hình hiểm trở, ngăn cách bởi sông suối.

     Ông Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà cũng đồng tình khi cho rằng: “Tôi biết nói ra nhiều người có thể cười nhưng chẳng có cách nào đưa các cháu qua suối lúc mưa lũ lớn như thế, được còn chui vào túi nilon đưa qua là đơn giản nhất, tương đối an toàn”.

     * Lội bùn đi khai giảng. Huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa chịu thiệt hại nặng của đợt mưa lũ vừa qua. Nhiều nơi phải khai giảng trong tình trạng thiếu lớp học do mưa lũ cuốn trôi. Để đến được trường, nhiều thầy cô và học sinh của huyện Quan Hóa phải chống gậy, lội bùn.

Di Hoc Duoi XHCN 12

Thầy cô và học sinh lội bùn đi khai giảng ở Thanh Hóa. (Hình: VTC)

* Leo thang, vượt cầu nguy hiểm

Di Hoc Duoi XHCN 13

     Ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, học sinh phải leo cầu thang cao dựng đứng để lên cầu bị gãy vì mưa lũ để vượt sông đi học. (Hình Facebook)

     * Băng đèo, vượt suối để đến trường. Tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị những trẻ thơ người sắc tộc thiểu số Vân Kiều phải tự băng đèo, vượt suối để đến trường. Việc bì bõm lội qua 5, 6 con suối trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” đối với các em

Di Hoc Duoi XHCN 14

Băng đèo, lội suối đến trường (Hình: Hội khuyến học Quảng Trị) 

     * Thu học phí giá trên trời. Tại Hà Nội không có cảnh gian nan cực khổ trên đường đến trường, nhưng học phí và hàng chục khoản thu không rõ mục đích khác khiến phụ huynh học sinh phẫn nộ. Tại trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) tiền phải nộp đầu năm lên đến hơn 8 triệu đồng. Nhiều phụ huynh đến trường đề nghị hiệu trưởng giải thích, nhưng bà hiệu trưởng không trả lời và bỏ ngang buổi họp. Trước đó, một số phụ huynh phản đối các khoản thu bất hợp lý này trên mạng xã hội Facebook và thay vì trả lời, giải đáp thắc mắc, giáo viên đến nhà đề nghị cha mẹ học sinh gỡ bài viết, một số phụ huynh bị công an xã Sơn Đồng mời làm việc. “Việc đăng tải thông tin dễ nảy sinh ra mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương. Phát hiện như vậy lãnh đạo xã chỉ đạo công an mời dân đăng bài ra để trao đổi, làm rõ”, ông Nguyễn Hữu Thắng – Trưởng Công an xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) nói với Báo Pháp Luật TP.HCM.

Di Hoc Duoi XHCN 15

Phụ huynh vây kín sân trường chiều 4.9.18 hơn 18 giờ vẫn chưa giải tán

(Hình: Facebook Hà Phượng)

     * Vượt lũ để đến trường. Năm nay, lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long về sớm, mực nước tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đang ở mức vượt báo động II, cường suất mỗi ngày lên 4 – 5cm. Mặc dù tại Đồng Tháp chưa có trường bị ngập nhưng nhiều nơi bị chia cắt khiến việc đến trường của các em học sinh gặp khó khăn. Để đến trường khai giảng các em phải đi bằng đò.

Di Hoc Duoi XHCN 16

Các em ở ấp Giồng Bàng (xã Thường Phước 1) đến trường khai giảng bằng đò.

(Ảnh: TTXVN)

     * Thèm được đi học. tại Tân Phú, Sài Gòn, trên Facebook của Jen Tran đăng tấm ảnh có người vô tình chụp được cảnh ba bé gái bán vé số khoảng 6-7 tuổi leo lên hàng rào một trường học để ngắm nhìn cảnh các học sinh đang rộn rã tựu trường. (UV)

Di Hoc Duoi XHCN 17