CHUYỆN CÔ NHÍP XƯA VÀ NAY.

    Mời Các Bạn,

Xem một fife về cô Nhíp của Trang Trang bên Mỹ Fwd đến cho Dã-Thảo hôm nay. Hoàng Điệp đăng bài này trên “Tin Tức Hằng Ngày” vào thứ bảy 25/04/2015 sau 40 năm chúng ta mất nước. DT không biết ai là tác giả chính thức của bài viết này. Xem để biết lòng người ra sao tráo trở thế nào!

Thân mến, DTQT 27/07/2018. 

CHUYỆN CÔ NHÍP NGÀY XƯA VÀ CÔ NHÍP BÂY GIỜ !

CÔ NHÍP QUỐC TỊCH MỸ LÊN BÌA TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN10959703_966839813349655_7400350770753426607_n

Một hình ảnh công dân Việt nam nay là quốc tịch Mỹ : Đó là Cô Nhíp người hùng một khoảnh khắc dẫn xe tăng tiến vào dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975… và ngay sau đó cô cũng đã vứt bỏ đi quá khứ đến với một vương quốc “giãy chết” Nước Mỹ xứ sở của muôn vàn thăng trầm sự kiện 30/4/1975.

Nay được tạp chí Văn Hóa Nghệ An lấy hình ảnh “Cô Nhíp” đặt trang trọng trên ảnh bìa số kỷ niệm 30/4 tròn hơn 40  năm ngày giải phóng đất nước.

     cô Nhíp5      

Phan Thắng

                                                                              Cô Nhíp: Có ai còn nhớ?

Hình ảnh Cô Nhíp hơn 40 năm trước.

https://i2.wp.com/quyenduocbiet.com/images/file/GcxI7iAs0ggBAC8W/w387/10430394-809205329156290-8196647351523195344-n.jpg

     Ngày 29/4/1975, xe tăng của Phe Cách Mạng đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây Bắc. Trên xe có một cô gái trẻ, xinh đẹp, đầu đội mũ tai bèo, dẫn đường.
Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng đó để dựng thành phim: Cô Nhíp!

Cô Nhíp (Cao Thị Nhíp – cách mạng thì gọi cô là Nguyễn Trung Kiên), tên thật, người thật, việc thật (có nhiệm vụ dẫn xe tăng của phe Cách Mạng vào Sài Gòn) giờ cô ở đâu? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó, cô được gì? cô làm gì? cô ra sao?
Trả lời: cô Nhíp đã qua Mỹ sống từ lâu. Cô đã mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác. Một khoảng đời với  cái tên Nhíp trước đây, cô đã tự chôn vùi.

Cô Nhíp (công dân Mỹ) hiện nay định cư tại Nam Cali US

     Mùa hè cách đây vài năm, ở thành phố Garden Grove, Nam California, tôi gặp lại Nhíp. Vẫn xinh đẹp như xưa nhưng khi được hỏi về ngày 29/4/1975, Nhíp trả lời: “Tôi đã quên rồi. Quên lâu lắm rồi”.
     Một buổi sáng thượng tuần tháng 10 năm ngoái, “Cô Nhíp” đến nhà thăm tôi khi vừa tử Cali về lại VN. Tôi và nó là đôi bạn thân trước khi nó rời bỏ Sài Gòn để đến nước Mỹ xa xôi và trở thành cư dân ở đó. Bốn  mươi năm  “Cô Nhíp” năm xưa đã mất dấu thật rồi. Chỉ còn đây, một người Mỹ gốc Việt. Chuyện gì đã xảy ra  vậy? Sử sách sẽ ghi chép thế nào đây? Cả tôi lẫn nó đều không ai nhắc về “Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó. Có nỗi xót xa không thể nói thành lời.

 

CHUYỆN PHI THƯỜNG.

Xin phép Anh Vũ Thất và Tác Giả cho Dã-Thảo reblog Bài thơ “Chuyện Phi Thường” để ủng hộ Các Bạn trẻ tại Việt Nam. 

     Giới thiệu cùng Các Bạn Đọc.

Thân mến,

DTQT. 26/07/2018

Vũ Thất

Chuyện phi thường

Quê tôi có chuyện phi thường
Toàn dân vùng dậy, xuống đường đấu tranh
Đả đảo Cộng sản gian manh!
Gây nên thảm họa, tan tành núi sông
Phản bội nòi giống Tiên Rồng
Giang sơn, biển đảo, hiến dâng quân thù
Ham tiền, bán cả Đặc Khu
Âm mưu giao trọn Tầu phù, biên cương

Quê tôi có chuyện phi thường
Người dân chống Cộng, tràn đường khắp nơi
Biểu dương hùng khí ngất trời!
Tấm lòng yêu Nước ngời ngời trăng sao
Năm Châu, Thế Giới trông vào
Càng đàn áp mạnh; Càng cao tinh thần!
Bạo quyền Cộng đảng bất nhân
Đánh dân đổ máu, muôn phần bi thương!

Quê tôi có chuyện phi thường
Các em nhỏ, cũng xuống đường đấu tranh
Mặc dù trong tuổi học sinh
Hồn thơ ngây vẫn nặng Tình Núi Sông
Trẻ già, son sắt một lòng
Giặc…

View original post 140 more words

THỜI ĐẠI GÌ ĐÂY?

Thưa  Bạn Đọc,

     Mời Bạn đọc bài viết sau đây của Đỗ Duy Ngọc. Bài do một người Bạn Fwd cho Dã-Thảo, xin phép tác giả được reblog post này. Cảm ơn ĐDN. Những sự việc, hành động của người cộng sản Việt Nam thật khó còn “Chữ” để diễn tả. Chúng ta chỉ mong sao người VN cố gắng đứng lên, hùng dũng đứng lên để thoát khỏi tay bọn cầm quyền tàn ác dã man, cho con cháu có được một nền giáo dục sáng suốt, một cuộc sống ấm no hạnh phúc trong đời. 

Mong lắm Các Bạn ơi,

DTQT. 24/07/2018.

Chúng ta đang sống thời đại gì đây? Có lẽ trong lịch sử của dân tộc, đây là một thời kỳ khó đặt tên.

      Ngành giáo dục thì có Bộ Trưởng ngọng và câm. Có Cô Giáo quỳ, Cô Giáo giẻ lau, Cô Giáo đéo, Cô Giáo câm, Cô Giáo đi hầu rượu như gái bia ôm. Có Thầy Giáo ấu dâm, Giáo Viên bán chỗ dạy, Giáo Viên ăn chận tiền Giáo Viên, Lãnh Đạo ngủ với Cô Giáo để cho biên chế. Có Sinh Viên ngủ với Thầy để xin điểm, có Học Sinh bóp cổ Cô Giáo, Học Trò đâm Thầy lủng ruột.

     Bộ Y Tế thì có Thứ Trưởng ký nhập đủ loại thuốc gây tai hoạ khôn lường. Có Lãnh Đạo tiếp tay nhập thuốc giả bán giá cao. Có bệnh nhân 4 người một giường, có người cấp cứu sắp chết phải đóng tiền mới khám. Có Bác Sĩ, Y Tá bị dí chạy quanh, bị đấm đá túi bụi. Có viện phí thì tăng mà phẩm lượng lại giảm. Có bệnh viện vào nằm không xem TV cũng đóng tiền, không dùng nước nóng cũng trả tiền, đêm không được bật đèn. Bệnh nhân bị xem như những con thú trong chuồng, bị đối xử nhẫn tâm, là đối tượng để tận dụng làm giàu.

     Bộ Giao Thông Vận Tải làm đường chưa xài đã lún, chưa chạy đã nát, giá thực hiện cao nhất Thế Giới mà phẩm lượng thấp nhất trái đất. Cầu làm cốt tre, đường lót bằng mút. Cầu chưa đi đã sập, đường chưa chạy đã lắm ổ voi. BOT nơi nào cũng có, thu giá trên trời, đặt không đúng chỗ, làm một đoạn thu cả đường. Thu tiền quá niên hạn quy định. Bộ Trưởng phớt lờ dư luận, xem thường ý kiến nhân dân.

     Bộ Tài Nguyên Môi Trường đào hết tài nguyên đem bán. Biển ô nhiễm vì Formosa, lãnh đạo tìm mọi cách bênh vực, làm đủ trò chối tội. Cấu kết với doanh nghiệp bán đất, bán rừng. Ao hồ, sông ngòi khô hạn, ô nhiễm, lãnh đạo bình chân như vại, quẩn quanh không lối thoát. Các thành phố lớn khí độc nằm trong khí thở, nhân dân sống chung với ô nhiễm môi trường, cái mầm bệnh về hô hấp lúc nào cũng chục chờ xâm nhập lá phổi của người dân.

     Bộ Tài Chính suốt ngày tìm đủ cách để rút ruột người dân vô tội vạ. Thuế môi trường, thuế tài sản, hàng trăm thứ thuế dội lên đầu dân, xứ nghèo mà mua gì cũng đắt vì thuế quá cao. Chính sưu thuế làm dân nghèo đi. Thuế cao mà an sinh xã hội thì quá tệ lậu, người già, trẻ em chẳng được quyền lợi ưu tiên nào trong đời sống. Thuế cản trở doanh nghiệp, thuế khiến dân không lối thoát.

     Lãnh Đạo từ trung ương đến địa phương chạy theo thu lợi bằng mọi cách. Họ làm giàu một cách nhẹ nhàng, dễ dàng và nhanh chóng khiến các đại gia của các nước tư bản phải thèm thuồng.

     Thứ gì họ cũng ăn, đặc biệt là ở lãnh vực đất đai. Vì lợi nhuận quá lớn đưa đến mỗi địa phương là một Lãnh Chúa, bỏ ngoài tai những quyết định của trung ương, trên bảo dưới chẳng cần nghe. Tìm đủ mọi cách để lừa dối kiếm lời. Sửa luôn quy hoạch của trung ương để cướp đất dân, bỏ túi hàng ngàn tỷ. Bắt tay những doanh nghiệp bán đất, bán rừng, bán biển, bán đảo, đuổi dân đi, khiến dân trở thành kẻ tha phương cầu thực. Di tích, đền đài, kiến trúc lâu năm đều được quy thành tiền, có giá là đập là xoá để xây dựng mới, vừa bán đất có tiền vừa được chia chác từ dự án mới. Lãnh đạo cấu kết với nhau, bắt tay với những doanh nghiệp ma đầu tạo ra những nhóm lợi ích chia nhau lợi tức bất kể đạo lý, thần linh, lịch sử, ký ức những thứ theo họ nghĩ là không sinh lợi. Họ bán rẻ đất nước này, họ không cần quan tâm dân sẽ sống như thế nào mà chỉ nghĩ họ thu lợi được bao nhiêu. Càng lúc họ càng phi nhân tính, quay cuồng với đồng tiền mà quên hết và vứt bỏ hết mọi giá trị để làm một con người. Họ tha hoá, trụy lạc trong cách sống, tìm đủ mọi cách để hưởng lạc. Họ mua sắm, xây dựng nhà cửa nguy nga, sân vườn như Vua Chúa. Họ gởi tiền ra nước ngoài, mua những khu đất l, những lâu đài, những chuỗi nhà hàng, siêu thị. Con cái sinh hoạt, vui chơi như những trẻ dòng dõi hoàng gia. Và lúc cần, họ rời đất nước trở thành những đại gia định cư ở xứ người. Họ trang bị cho mình nhiều bằng cấp, nhiều học hàm, học vị nhưng mở miệng toàn nói ngu, nói ngược với ý kiến nhân dân nên chẳng bao giờ được lòng dân. 

     Thời mà miếng ăn bỏ vào mồm cứ sợ là thuốc độc, bệnh uống viên thuốc cứ nghi là thuốc giả. Thời mà ở đâu cũng có thể bị đe doạ, ở trong nhà sợ kẻ cướp, ra đường sợ lũ giật dọc, sợ cây rơi, điện giật, sập hố, sẵn sàng bị giết chỉ bởi một lời nói, một ánh nhìn. 

      Thời mà trong sinh hoạt chẳng biết tin ai, chẳng biết tin vào cái gì?

     Thời mà những lời rao giảng đạo đức, những lời dạy dỗ, những tuyên ngôn trở thành như những câu thoại của một vở kịch hài.

     Thời mà người ta ngang nhiên chiếm đất công. Một bên là hàng ngàn người lũ lượt chen nhau để làm thủ tục lên máy bay, máy bay không còn chỗ đậu, đường băng kẹt như xa lộ kẹt xe. Một bên là bãi cỏ xanh biếc mênh mông hàng trăm héc ta, dành cho một vài kẻ thừa tiền nhởn nhơ giải trí. Thế mà dư luận, ý kiến của cả xã hội chẳng làm gì được, cả chính phủ cũng chỉ đưa mắt nhìn.

     Thời mà kẻ cướp vào nhà ta không dám hé môi, nếu phản ứng có thể bị cướp giết, nếu đánh trả ta trở thành tội phạm, phải đi tù. Nếu chống trả gây hậu quả cho kẻ cướp, ta có thể bị kết án tử hình. Thế luật pháp đứng về phía nào? Luật pháp bảo vệ ai?

     Xã hội chứa toàn mầm ác, con người đối xử với nhau tệ hơn thú vật. Trọng vật chất hơn con người. Suốt ngày các phương tiện truyền thông quảng cáo một lối sống chú trọng bề ngoài, đề cao lối sống vật chất, thiếu tình người. Các chương trình giải trí nhảm nhí, thiếu văn hoá, chỉ toàn là kiểu làm trò của các anh hề.

     Văn hoá vỡ nát, phong tục bị bôi bẩn, lịch sử bị bóp méo, truyền thống bị đánh mất. Mọi giá trị tinh thần bị đảo lộn, ông thằng bị đánh tráo. Con người dựa sức mạnh vào đồng tiền, dùng đồng tiền chi phối và lèo lái luật pháp, đứng trên luật pháp. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.

     Nền nếp gia phong bị đảo lộn, những khuôn phép bị bẻ gãy, người lương thiện hoang mang và gánh chịu thiệt thòi. Trẻ con bị nhồi nhét vào đầu một lối sống thực dụng hoang dã, ích kỷ, chỉ biết thu vén cho bản thân và vô cảm với mọi thứ chung quanh. Chúng bị nhồi vào đầu những kiến thức vô bổ trong khi thiếu trang bị kỹ năng sống và sáng tạo. Một thế hệ nói và làm như một con vẹt. Một thế hệ chỉ biết cúi đầu thiếu ý thức phản kháng. Chúng như một cơ thể thiếu sức đề kháng nên cái xấu dễ xâm nhập và tung hoành.

     Con người mất lòng tin nên chạy theo thần linh, ma quỷ. Họ mê tín đến độ cuồng si, họ tin vào Thế Giới ảo vọng một cách cực đoan. Họ không còn lòng tin vào cuộc sống nên dễ bị dẫn vào con đường tà đạo, tin vào quỷ ma. Ngay những người chăn dắt linh hồn cũng trở thành kẻ buôn thần bán thánh, đội lốt Thầy Tu, mượn áo Nhà Dòng để làm điều bất chính. Chùa Đình xây lên to lớn, bề thế để kiếm lời. Nó không còn là chỗ tu hành linh thiêng mà trở thành nơi kinh doanh Thần Phật. Cả xã hội nhốn nháo vì đồng tiền, cả đất nước sôi sục vì lợi lộc. Không còn chỗ để nói chuyện nhân từ, không còn thời gian để bàn chuyện lễ giáo. Người ta kinh doanh cả chuyện làm từ thiện, người ta cướp cả chén cơm của người già và bình sữa của em bé, viên thuốc của người bệnh. Ngang nhiên ăn cướp và ngang nhiên hưởng thụ, luật pháp ngoảnh mặt làm ngơ. Họ xô đẩy, chen lấn nhau để sống nên bỏ mặc văn minh, đánh rơi văn hoá.

     Tôi không bôi đen xã hội, tôi không bêu xấu thời tôi đang sống nhưng đau đớn thay nó là sự thật, một sự thật tàn nhẫn không kể hết được, tôi chỉ là người ghi chép lại. Những điều này báo chí, dư luận nói nhiều rồi. Nhưng tôi vẫn tin rẳng xã hội vẫn còn có những ánh sáng le lói để ta còn chút tin. Vẫn còn một ít người tốt để ta còn trông cậy. Thế nhưng ánh sáng không diệt hết đêm đen, người tốt thành cô đơn trong Thế Giới hỗn loạn này. Nhưng rồi phải có lòng tin để sống. Tin rồi cái thiện sẽ thắng cái ác. Người tốt sẽ diệt kẻ xấu. Kẻ bán nước phải bị nêu tên, người yêu nước phải được ca ngợi.

     Nhưng giờ đây, ta gọi thời ta đang sống đây là thời kỳ gì nhỉ? Lưu Quang Vũ đã có lần gọi là thời kỳ đồ đểu. Nhưng bây giờ, cái đểu đó, cái đốn mạt đó đã tiến xa lắm rồi, gọi là thời kỳ đồ đểu e là còn nhẹ quá chăng./.

Đỗ Duy Ngọc – 07.5.2018

https://doduyngoc.jimdo.com/

Đỗ Duy Ngọc.

THE INVITATION.

Thưa Bạn Đọc,

     Dã-Thảo mới được quen với một Bà Bạn qua trang Blog của Bà. Là một Nữ Kỹ Sư nhưng Bà thích viết văn, bình luận, dịch thuật và chụp hình nữa. Thảo post bài thơ này, làm hồi năm 1998, bằng tiếng Anh, đã có chuyển ngữ sang Việt ngữ năm 2014, nhưng chưa post lên vườn hoa Dã-Thảo. Nhân dịp này DT muốn post lên để tặng Bà Bạn mới, và mời Các Bạn đọc bài thơ nhỏ của mình nhé. Mình chỉ biết tên chứ chưa được hân hạnh thấy hình của Bà vì Bà không post hình trên web, (hoặc là có nhưng Thảo chưa tìm ra chăng!). Thảo có đọc của Hải Hà câu chuyện: “Bạn Bây Giờ Đã Quên” đăng trên “DIỄN ĐÀN THẾ KỶ” ngày 26/04/2015, bên cạnh trái bài đăng có một tấm hình trông thật phúc hậu, không biết có phải là hình của Hải Hà không? Câu chuyện làm mình xúc động thương cho Các Bà Mẹ không phân biệt Á hay Âu. Blog Chuyện Bâng Quơ là của Hải Hà, văn tự nhiên và rất dễ thương. Thảo muốn giới thiệu với Các Bạn thân mến:  https://chuyenbangquo.com < Please click

     Xin Chị Hải Hà và Các Bạn click vào link dưới để đọc bài thơ nhỏ, xem vài tấm hình hoa trong vườn nhà do Thảo và ông Bạn Già chụp “tài tử” nên không được đẹp nhưng DT thương lắm.

Thân mến,

DTQT. 19/07/2018

          An invitation.                                                                                                                     

A lot of roses in my garden.              30-8-2011 QUẾ IN THE GARDEN 011

A lot of fun when they blossom.

Butterfly, you can come in,

Marry the roses the way you like.

Won’t you come in? Butterfly,

Flap your wings to dance with roses.

A lot of roses in my garden

                                                             30-8-2011 QUẾ IN THE GARDEN 014 A lot fun when they blossom.

DTQT. 1998

 

Mời 

Vườn Em đầy hoa hồng

Nhiều vui khi hoa nở,

Bướm có thể vào đây,                                                                                          30-8-2011 QUẾ IN THE GARDEN 019

Cưới hồng theo kiểu bướm

Muốn vào không hở bướm?

Nhắp cánh vũ cùng hoa.

Vườn em đầy hoa hồng,

Nhiều vui khi hoa nở.

Dã-Thảo chuyển ngữ                                                                               30-8-2011 QUẾ IN THE GARDEN 023

       11/04/2014

 

 

 

Hình này DT mến tặng Người Bạn Gái  mới quen qua Blog Hải Hà. Hình chụp năm 2000 đó Hà ơi.The house for sale 1999 002

CHẮC RỒI.

Cùng Bạn Đọc thân mến,

     Đây là bài thơ của Anh Nguyễn Đình Tri, một người Bạn thời còn đi học ở Trường Trung Học Trần Quý Cáp Hội An. Anh đọc bài thơ “Để Cho Chắc” của Dã-Thảo và có để lại tám câu thơ thật hay trong phần bình luận. Nhân xem lại những bình luận của các Bạn, Dã-Thảo tìm được tám câu thơ dễ thương của Anh Tri nên copy lại và post lên “khoe” với các Bạn cho vui. Thành thật cảm ơn Anh Tri. 

Chắc Rồi

Trong vườn xuân trăm hoa đang đua nở,

Dưới hào quang rực rỡ ánh hồng dương

Lòng bàn tay sao ấm áp lạ thường

Sầu lắng xuống để tình nồng ngự trị

Tiếng lòng ai trước hiên nhà đấy nhỉ?

Gió thoảng qua nghe rào rạt trong lòng

Trên bàn kia thư viết vẫn chưa xong

Ai thúc dục điền nhanh vào địa chỉ.

Nguyễn Đình Tri

 

Dưới đây là bài thơ “Để Cho Chắc” của Dã-Thảo

 

Em trãi tim em trong vườn nhà anh,

Cho nở hoa tươi thắm nhuộm trên cành.  

Thi đua với mặt trời hồng, nên hoa

Dám thách trời nắng tắm mừng trời mưa

 

Em đặt tim em trong lòng tay anh,

Để tình yêu nở hồn anh rung động.

Cho em cảm thông được nỗi buồn rầu.

    Dám thách muộn sầu tận hưởng tình sâu.  

 

Em gắn tim em trước hiên nhà anh,

Ngay nơi gió chuông mà anh treo đó,

Khi gió thổi lên cho anh nghe rõ,

Tiếng lòng em reo quanh anh xua hết

ra xa ma quái yêu tinh.

 

Em đặt tim em trên bàn viết anh,

Để em chắc chắn thư tình anh viết,

Vâng, địa chỉ là nhất định phải điền

Gởi Đến Cho: Em.

Chuyển ngữ từ bài thơ “Just Making Sure” của Dã-Thảo.

Thân mến,

DTQT. 05/07/2018.

 

RỒI TRÊN PHỐ ẤY.

Cùng Bạn Đọc thân mến,

Lang thang Facebook sáng nay,

Thấy thơ Hoàng Lộc tỏ bày với ai,

Đi trên phố cũ thở dài,

Nhớ người năm trước, nắng phai mái đầu.

DTQT. 04/07/2018.

Thấy bài thơ hay nên Dã-Thảo đã copy và mạn phép tác giả post lên trang web của DT.

Thành thật cảm ơn Anh Hoàng Lộc.

 

RỒI TRÊN PHỐ ẤY

Một ngày phố chẳng còn em
Chỉ còn ta với niềm riêng đã đầy
Có con se sẻ buồn gầy
Hình như cũng muốn theo bầy về xa

Còn con phố ấy cùng ta
Hắt hiu sợi nắng sau tà áo xưa
Và thu cũng gửi lên mùa
Mấy bông cúc để vàng vừa nỗi đau

Chẳng vì – không thể vì nhau
Chiều công viên nắng qua đầu, tóc phai
Em theo chim sẻ đi rồi
Mà đôi hạt thóc còn rơi vỉa hè…

HOÀNG LỘC

Hoi An B

Hội An đó Hoàng Lộc.

HÃI HÙNG “TẮM TRẮNG”

Thưa Bạn Đọc,

     Trước khi email cho các Bạn và Dã-Thảo đọc file: “Hãi Hùng ‘Tắm Trắng’ Bắp Chuối Bằng Hóa Chất”, Anh Longkangaroo đã cẩn thận Fwd một câu chuyện cười nho nhỏ “Thế Mà Tao Cứ Tưởng” của hai cha con cùng đi dự thi, kết quả con đậu còn cha hỏng. Để lỡ mà đọc xong mình có buồn quá thì còn câu chuyện vui kia bù lại cho đỡ buồn…

Chuyện vui – THẾ MÀ TAO CỨ TƯỞNG...

     Hai cha con cùng đi dự thi “Cuộc thi tìm hiểu về Phụ nữ”. Kết quả: người con đậu,  người cha rớt. Thế là người cha bực mình hỏi con: – Tao lớn hơn mày mấy chục tuổi, lẽ nào lại không hiểu phụ nữ bằng mày hả? Mày hãy nói tao nghe mày đã trả lời các câu hỏi thi như thế nào. Người con từ tốn lặp lại từng câu hỏi của cuộc thi và câu trả lời của cậu ta:

  1. Tóc của người phụ nữ ở đâu quăn nhất? Con trả lời: Ở Châu Phi Người cha la lên: – THẾ MÀ TAO CỨ TƯỞNG.
  2. Cơ quan nào của người phụ nữ mạnh nhất? Con trả lời: Hội Phụ Nữ Thế Giới. Người cha lại la lên: – THẾ MÀ TAO CỨ TƯỞNG.
  3. Cái gì của người đàn ông mà người phụ nữ cần nhất. Con trả lời: Túi tiền. Người cha thở dài: – THẾ MÀ TAO CỨ TƯỞNG...

      Không biết Tác Giả là ai!

     Ấy vậy mà Dã-Thảo đọc xong “Hải Hùng Tắm Trắng Bắp Chuối Bằng Hóa Chất” ở quê nhà Việt Nam, vẫn cứ buồn, nên DT có mấy câu ở đoạn cuối để tặng Các Bạn sau khi đọc file “Tắm Trắng” của Anh Longkangaroo chuyển đến.

          Hãi hùng ‘tắm trắng’ bắp chuối bằng hóa chất

     Mỗi mẻ bắp chuối sau khi bào được ngâm trực tiếp vào bể nước hòa chất tẩy trắng, rồi vớt ra đóng gói đưa đi tiêu thụ.

tam trang

     Sau nhiều ngày đeo bám ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (Q. Thủ Đức, TP.HCM), PV Thanh Niên đã “bóc trần” những cơ sở “tắm trắng” bắp chuối bào bằng chất tẩy trắng.[VIDEO] Kinh hoàng “tắm trắng” bắp chuối bằng hóa chất.

 Công nghệ “kinh hoàng”

     20 giờ, chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (gọi tắt là chợ đầu mối Thủ Đức, Q. Thủ Đức, TP.HCM) bắt đầu nhộn nhịp hoạt động mua bán của các thương lái. Nằm dọc theo QL1A, bên hông trái chợ, nhiều cửa hàng rau củ quả, sả xay, bắp chuối bào cũng tấp nập hoạt động để cung cấp hàng hóa cho thương lái, trong đó có cơ sở bắp chuối bào không bảng hiệu, không số nằm trên QL1A sát chân cầu vượt Bình Phước 2 (KP.2, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức). Tại cơ sở này luôn có bốn công nhân tất bật làm việc để kịp hàng cung cấp cho các thương lái.

tam trang A

Chở bắp chuối bào đã ngâm hóa chất đi giao cho xe tải đậu trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức

      Khoảng 20 giờ hằng ngày, một xe tải lớn chạy tới đổ các bao tải chứa bắp chuối xuống nền đường. Nhóm người làm của cơ sở nhanh chóng mở bao, trút bắp chuối lên nền bê tông nhớp nháp và bẩn thỉu rồi xúm vào tách vỏ già bên ngoài. Khi bóc được hơn nửa đống bắp chuối, một công nhân trong nhóm đứng dậy, đi vào góc khuất bật máy bào bắp chuối.

     Bắp chuối xắt rơi xuống một khoang chứa nước đục màu, nhơn nhớt gắn ngay dưới máy xắt. Đợi khoảng 20 phút, khoang chứa đầy, một công nhân đứng dậy vớt bắp chuối cho vào sọt nhựa. Tiếp đó, người này dùng chiếc chậu nhựa cáu bẩn đen xì múc nước ở bể bên cạnh xối vào sọt bắp chuối bào vừa vớt, rồi bưng sọt bắp chuối đổ vào bể nước đục ngầu, sền sệt bên cạnh để ngâm. Chừng 20 phút sau, các công nhân dùng tay trần vớt bắp chuối xắt ra sọt nhựa, đóng bao, cân và chất lên xe máy cho người làm chở đi giao, hoặc chờ ô tô của thương lái đến nhận hàng.

tam trang B

Sản xuất bắp chuối bào trong tình trạng vô cùng mất vệ sinh ở cơ sở gần cầu vượt Bình Phước 2 – Ảnh: Tiểu Thiên – Trần Tiến

     Chứng kiến quy trình làm bắp chuối bào ở đây, PV không khỏi rùng mình bởi mất vệ sinh khủng khiếp. Đống bắp chuối chuẩn bị gia công được vứt vương vãi khắp nền nhà đầy rác, lúc nào cũng lấp xấp một lớp nước đen ngòm, đặc quánh đất cát và mủ. Bể chứa, thau chậu đóng két thành từng lớp màu đen dày cộm. Đặc biệt, máy bào chuối phủ một lớp bẩn màu đen sệt như keo; bể nước ngâm cũng chuyển màu đen kịt… Công nhân làm việc tại cơ sở đều dùng tay trần để bóc tách, gia công và đóng gói sản phẩm. Họ mang ủng và thản nhiên giẫm đạp lên đống bắp chuối ngổn ngang dưới nền xưởng chẳng khác nào khung cảnh chế biến thức ăn cho heo.

     Cách đó chừng 700 m, cơ sở chế biến bắp chuối bào nằm ở số 141C, QL1A (KP.5, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức) bên hông phải chợ đầu mối Thủ Đức cũng có quy trình sản xuất tương tự. Cơ sở này nằm lọt thỏm trong hẻm nhỏ, bao quanh là hàng dãy thùng xốp cao ngút. Khác với cơ sở gần cầu vượt Bình Phước 2, giờ hoạt động tại đây diễn ra khá khuya và có phần kín đáo hơn. Khoảng 23 giờ hằng ngày, cơ sở bắt đầu hoạt động, mỗi lần chế biến xong một mẻ bắp chuối thì lại ngưng khoảng nửa tiếng rồi mới tiếp tục làm tiếp. Tại đây có ba người làm việc, bắp chuối vứt ngổn ngang trên nền nhà cáu bẩn, ngập nước thải. Khu vực chế biến nằm ngay cạnh nhà vệ sinh bốc mùi hôi thối. Bắp chuối thành phẩm vứt gần đống rác, dưới nền nhà…

“Tắm trắng” trước khi đóng bao

     Không chỉ sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh, sau nhiều ngày theo dõi ghi hình, ống kính PV lưu lại cảnh các cơ sở sử dụng nhiều loại hóa chất hòa vào bể nước để ngâm bắp chuối bào.

     Tại cơ sở gần cầu vượt Bình Phước 2, trước khi đổ bắp chuối vào bể ngâm có nước màu đen sệt, một công nhân với tay lấy chai nhựa trong chiếc túi treo bên vách tường, dốc chai đổ chất bột vào bể nước và liên tục khuấy đảo thật mạnh. Sau đó, người này trút cả sọt bắp chuối đã bào vào bể ngâm. Chừng 15 phút sau, bắp chuối được vớt lên cho vào bao đem ra cân rồi nhanh chóng chở đi giao. Công đoạn này lặp đi lặp lại với mỗi mẻ bắp chuối và người pha hóa chất luôn khá cảnh giác. Trước khi pha vào bể ngâm, anh ta đều đảo mắt nhìn quanh và thời gian đổ hóa chất chỉ vài giây nên thoạt nhìn rất khó phát hiện.

     Trong vai một tiểu thương mua bán tại chợ Bà Chiểu cần tìm nguồn bắp chuối bào về bỏ mối quán ăn và bán lẻ, PV Thanh Niên tiếp cận cơ sở này. Thấy khách, công nhân đang cắm cúi bóc bắp chuối nhìn với vẻ cảnh giác rồi nói gọn lỏn: “Bắp chuối bào giá 20.000 đồng/kg đảm bảo tươi. Hàng hiện giờ đang bán chạy, không có giảm giá đâu”. PV dò hỏi cách bảo quản để bắp chuối tươi lâu thì người này xua tay: “Hàng này đảm bảo tươi rồi, ở đây đã xử lý hết rồi. Nếu lo thì giờ chỉ cần mang về ngâm nước cho nó tươi thôi”.

     Theo điều tra của PV, mỗi đêm cơ sở này làm từ 20 giờ đến rạng sáng hôm sau mới nghỉ. Mỗi lần hết bắp chuối lại có xe tải chạy tới “châm” hàng loạt bao tải lớn. Bắp chuối bào ngâm hóa chất xong liên tục được các thương lái chạy xe máy, ô tô đến lấy mang đi khắp nơi. Ngoài ra, người làm của cơ sở cũng đóng từng bao 10 – 15 kg, chất đầy xe máy và chở đi giao ngay sau mỗi mẻ ngâm. Bám theo người giao hàng của cơ sở này, PV phát hiện xe chở bắp chuối bào chạy thẳng vào chợ đầu mối Thủ Đức. Tại đây, người giao hàng nhanh chóng bỏ các bao lên một xe tải biển kiểm soát Bình Thuận đợi sẵn bên trong bãi. Ước tính mỗi đêm, cơ sở này cho ra thị trường cả tấn bắp chuối bào đã ngâm tẩm hóa chất.

     Tương tự, tại cơ sở 141C (KP.5, P. Tam Bình), liên tục nhiều ngày liền PV cũng chứng kiến và “bắt gọn” được cảnh những người làm cho hóa chất vào bể nước trước khi đổ bắp chuối bào vào ngâm. Sau mỗi lần bào mẻ bắp chuối mới thì một người đàn ông tại cơ sở này lại tìm hũ nhựa bên trong chứa bột màu trắng đổ xuống bể nước và hòa tan. Xung quanh thùng nước ngâm, hàng loạt hộp màu trắng đựng hóa chất vứt chỏng chơ. Bắp chuối ngâm được bày bán ngay trước cơ sở; đồng thời đóng bịch chất chờ thương lái tới lấy.

Trữ cả bao tải hóa chất

     Đêm 26 và rạng sáng ngày 27.6, PV Thanh Niên tháp tùng Đội 2 quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) liên quận huyện (2, 9 và Thủ Đức), thuộc Ban Quản lý ATTP TP.HCM tới kiểm tra hộ kinh doanh bắp chuối bào tại các cơ sở mà PV Thanh Niên điều tra.

tam trang C

Đổ bắp chuối vào bể đã pha hóa chất – Ảnh: Duy Tính

     Tại cơ sở gần cầu vượt Bình Phước 2, đội phát hiện một loạt bao hóa chất màu trắng, mịn đóng trong túi không nhãn mác, mùi hăng nồng, gây choáng váng và nôn ói cho người tiếp xúc. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện một bao tải hàn the cất giấu ở góc khuất trong cơ sở. Số hóa chất trên công nhân nói được mua từ chợ Kim Biên.

     Công nhân ở đây cũng khai bắp chuối được ngâm hóa chất nhằm làm trắng và sản phẩm làm ra được cung cấp vào chợ đầu mối, đưa đi các tỉnh. Những bắp chuối non loại bỏ ra để phía trước dơ bẩn được công nhân tiết lộ bán cho các tiệm đồ chay làm…cá cơm chiên giòn.

     Điều đáng nói, dù lực lượng chức năng liên tục yêu cầu nhưng chờ đến gần 1 giờ sáng chủ cơ sở vẫn không đến làm việc. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm kê số bắp chuối bào thành phẩm đã tẩy rửa bằng hóa chất, tổng cộng 115 kg. Số hóa chất tổng cộng 45 kg giao Công an P. Hiệp Bình Phước tạm giữ chờ xử lý.

     Tại cơ sở số 141C (KP.5, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức), thời điểm kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện có nhiều hộp hóa chất mùi hắc nồng đã sử dụng hết và một bịch hóa chất tẩy trắng không nhãn mác. Khoảng 50 kg bắp chuối bào đã ngâm qua hóa chất đang được đóng bao chuẩn bị giao cho khách… Đoàn yêu cầu xuất trình các giấy tờ pháp lý liên quan đến ATTP nhưng chủ cơ sở vắng mặt. Các công nhân không xuất trình được giấy khám sức khỏe, xác nhận kiến thức ATTP… Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở ngưng sản xuất; tiêu hủy toàn bộ số bắp chuối bào và hóa chất bị phát hiện…

Tiểu Thiên

Dưới đây là cảm nghĩ của mình sau khi đọc file Anh Longkangaroo email tối hôm qua.

Mẹ Việt Nam ơi!
 Mỗi ngày chúng con sống,
Là mỗi ngày thê thảm,
Vì bọn tham lam này,
Giết dân không nương tay.
Vì chúng muốn có tiền,
Có tiền để mua tiên,
Nên nghe người gian ác,
Đem chất độc hại dân.
Chúng không có tấm lòng,
Của loài người nhân ái,
Thương xót cho dân nghèo,
Ăn vào rồi héo queo!
Ung thư tràn lên đầu,
Ung thư chạy xuống chân,
Ung thư quành khúc ruột,
Ung thư khắp châu thân.
Cho đến ngày nhắm mắt,
Chúng con chẳng thấy gì,
Ngoài chủ nghĩa ngu si,
Của bọn người bán nước!
DTQT, 03/07/2018.
Đêm mùa đông khó ngủ.