To My Friends Who Would Like To Read English And, Who Can Not Read Vietnamese Language.

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo xin được post trang này cho các Bạn không đọc được tiếng Việt Nam, mong các Bạn thông cảm. Và nhân đây DT cũng mời Bạn Đọc click vào xem những bài viết bằng Anh ngữ, (dầu đã có chuyển ngữ hay không). Đây là những bài văn và thơ, đăng lại, để các Bạn không đọc được tiếng Việt Nam có thể vào xem. Sau mỗi lần đọc một bài nếu Bạn muốn tiếp tục đọc, xin click vào mũi tên đi lui, nằm bên trái Bạn sẽ trở lại trang để đọc bài tiếp theo.

Thân mến,

DTQT. 27/05/2019.

Dear friends,    

     I would like to introduce my articles, poems, proses (they have been posted on my site before), to you all again so, you can click on the title of the post I have written in English and you can read. I’m sorry that I didn’t think about it earlier but anyway “Better late than never” isn’t it?  

     After finish one story or article or a poem, if you would like to continue reading you must click the arrow on the top left corner to go back to this page to read more. It would be appreciated if you leave a comment. I hope you enjoy reading. And they are below:

Sincerely yours

DTQT. 27/05/2019.

* Walking on a strange land

* You can call me “Mother”

* THE GREENHOUSE.docx edited

* The fifth daughter

* The Magic of Flowers

* LÀM VƯỜN 

(You could read this in Vietnamese at first but there are English would follow.) 

* Inner Peace

* On a long train journey from Sydney to Melbourne

Poems:

* How dare I

* Memories of Pluto

* THE RIVER‘S TALE

* Silver Eyes

* i-must-go-home1

* An invitation

* Sorry Emperor!

* Just making sure

* The empty house

* My little girl

Người Chữa Bịnh =The Healer

The Hand

She gets out of the house

Before the sun rises,

And comes back home

After the sun goes down

She has two hands,

Soft and tender,

Loving and caring

Working very hard.

Both her hands are lacerated

By the sharp edge of papers,

The hands that bring food to the table

For her offspring.

The hands that kneads three blocks of clay,

Into the right shape,

The right shape of mind

For the next generation.

Dã-Thảo Quế Trần

Spring 1998

Evie photos G

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI: “TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI” (Bùi Anh Trinh)

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo xin được reblog file này của Bùi Anh Trinh, do một Chị Bạn bên Mỹ đã Fwd cho DT hôm 26/04/2019. Thành thật cảm ơn tác giả B.A.T và Chị Bạn ở Mỹ. Mời Bạn đọc và cho Dã-Thảo ý kiến của các Bạn.

Thân mến,

DTQT. 23/05/2019.

Kiều Chinh và câu tự hỏi ” Tôi đã làm gì nên tội”

     Hoàng Lan Chi viết: tại Facebook, chúng tôi dễ dàng share các tin, video về những ngày tháng cuối tháng 4. Mail có phần hạn hẹp hơn. Sau nữa, cá nhân tôi không đủ sức vừa take care tin ở Facebook, vừa ở mail cá nhân, vừa ở các diễn đàn. Do đó, khi tôi gửi “ Facebook của Hoàng Lan Chi từ..” thì trong đó có đầy đủ các tin và video hơn.

     Bên cạnh những gương anh hùng, gương tuẫn tiết, chúng ta cũng nên xem lại bài cũ viết về các “khuôn mặt cộng đồng” để người quốc gia có một cái nhìn đúng đắn hơn về họ.

Hoàng Lan Chi

******************

     Báo Orange County Register: “Kiều Chinh chuẩn bị bước lên khán đài với bộ đồ màu sẫm và búi tóc trông rất đài các. Một lát sau, bà nói chuyện trước đám đông trong một sân có cả ngàn chỗ đậu xe thuộc khu Little Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên bà xuất hiện tại Quận Cam sau khi bà dự lễ khởi công xây dựng một ngôi trường thiện nguyện được bà tài trợ tại quê hương Việt Nam…

     Đèn truyền hình chiếu sáng khi Kiều Chinh rảo bước qua khán đài được trang hoàng với các dải băng màu đỏ và vàng, màu của lá cờ Nam Việt Nam ngày xưa. Bà bước đến máy vi âm, chờ đợi tiếng vỗ tay”.

     Nhưng không một tiếng vỗ tay hoan hô.. Thay vào đó là những nét giận giữ không hề phai trên khuôn mặt những người cùng thế hệ với bà… Một người đàn ông hét lên một từ ngữ thóa mạ nặng nề nhất đối với người Việt tị nạn tại Little Sài Gòn: “Cọng sản!”.

     Tiếng hét này muốn chỉ về bà. Nhiều tiếng hét tiếp theo “Cọng sản! Cọng sản! đi xuống”. Miệng của bà méo đi trong xúc động và bối rối, nhưng bà không thốt được nên lời.. Một người trong ban tổ chức đã dìu Kiều Chinh rời khỏi khán đài. Bà tự hỏi trong nước mắt: “Tại sao tôi lại gặp cái cảnh này?! Tôi đã làm gì nên tội?”

     Đó là năm 2000, một năm sau biến cố chính trị “Trần Trường” tại Quận Cam. Người ta không chấp nhận Kiều Chinh đi ngược lại công cuộc đấu tranh của người Việt Nam. Trong 53 ngày đêm biết bao nhiêu tiếng gào thét uất hận và biết bao nhiêu nước mắt của người Việt đã đổ xuống trước sân tiệm Hitek của ông Trần Trường, người ta dứt khoát đòi CSVN phải trả lại quyền làm người cho dân tộc Việt Nam.

     Trong khi đó bà Kiều Chinh âm thầm trở về Việt Nam để cùng CSVN “xây dựng lại đất nước”. Người ta coi đó là hành động phản bội, cũng giống như Jane Fonda đã tươi cười ngồi lên chiếc ghế của một khẩu súng phòng không tại Hà Nội trong khi máu của thanh niên Mỹ đang tuôn chảy tại chiến trường Việt Nam; rõ ràng là Jane Fonda đã phản bội. Kiều Chinh cũng vậy, bà ta thật ngây thơ khi tự hỏi: “Tôi đã làm gì nên tội?”

Chúng ta có thể tha thứ.

     Báo Orange County Register đã viết lên nhận xét của bà Kiều Chinh đối với những người Việt tị nạn như là ông Võ Đại Vạn: “Ông ta là một sĩ quan Hải quân khi Sài Gòn sụp đổ, và ông ta không thể quên nổi đau về việc đất nước của ông ta bị đánh bại. Và ông ta không thể tha thứ ”. Bà cho rằng giờ đây những cựu quân nhân VNCH không chịu về VN bởi vì họ mang mặc cảm của những người thua trận.

     “Bà Kiều Chinh nói về cuốn phim “Catfish in Black Bean Sauce” mà bà là diễn viên: “Đối với tôi, thông điệp của cuốn phim là chúng ta là con người, chắc chắn có khi chúng ta phải phạm sai lầm. Tôi cho rằng điều quan trọng mà chúng ta có thể làm là thông hiểu lẫn nhau. Chúng ta có thể tha thứ và quên đi. Chúng ta chăm sóc và yêu thương lẫn nhau”.

     Người Việt Nam đã nghe những lời kêu gọi tương tự trong Kinh Chúa, Kinh Phật. Có lẽ khi thốt lên những lời này thì trong thâm tâm Kiều Chinh nghĩ rằng bà đã từ bi và bác ái đúng như lời dạy của các đấng cứu thế…(!). Nhưng trong trường hợp này bà Kiều Chinh đã lầm. Cũng như trước đây minh tinh điện ảnh Jane Fonda đã lầm..

     Lúc đó Jane Fonda cũng đã dùng những lời yêu thương để kêu gọi hãy dẹp qua chiến tranh. Tuy nhiên bà chỉ khơi động lòng yêu thương trong các con cái của Jésus Christ nhưng vô tình bà lại ủng hộ bạo lực của những đệ tử của Stalin và Mao Trạch Đông, chính họ là người chủ động gây ra chiến tranh, còn phía bên kia chỉ là bị động. Nếu bà muốn kêu gọi chấm dứt chiến tranh thì hãy kêu gọi bên chủ động tấn công hãy từ bỏ tham vọng chứ không phải kêu gọi những kẻ đang phải chống trả để tự vệ.

     Các triết gia Tây Phương như Jean Paul Sart, André Gide cũng đã có một thời ủng hộ bạo lực đẫm máu của Staline, Mao Trạch Đông, Tito…. Nhưng rồi đến năm 1979 thì chính Jean Paul Sart đã hô hào cho một chương trình quyên góp, thuê những chiếc tàu đi vớt người Việt Nam tị nạn đang bị trôi dạt trên Biển Đông. Triết gia đã gặp những người Việt Nam tị nạn; và ông hiểu vì sao người ta phải tránh xa cái chế độ đó, kể cả bằng cái giá là sự chết. Còn André Gide thì sống trong ân hận không nguôi.

Cái sai, cái ác vẫn chưa qua.

     Bà Kiều Chinh cho rằng cái chế độ đó đã chấm dứt từ 25 năm về trước, bà cho rằng nó đã qua. Nhưng hiện nay, ngay khi bà đang ngồi nói chuyện với cháu của bà trong quán cà phê thì vẫn có 2 công an theo dõi bà. Vậy thì chuyện sẽ xảy ra như thế nào cho những người nói xấu chế độ trong cái quán cà phê đó?

     Chỉ vì lỡ nói xấu chế độ tại một quán cà phê mà cha của bà phải lãnh cái án 5 năm tù, và anh của bà đã bị 5 năm tù vì tội chơi nhạc chính trị ngoài luồng; thì ngày nay Nguyễn Xuân Tụ bị tù vì tội nói xấu chế độ và Phạm Hồng Sơn cũng vào tù vì tội dịch tài liệu nói về nhân quyền của Hoa Kỳ. Chứng tỏ bà Kiều Chinh đã sai lầm khi bà cho rằng những chuyện đó đã qua.

     Càng sai lầm hơn nữa là không những chuyện đó đang xảy ra trong hiện tại mà nó sẽ diễn ra trong tương lai bất tận. Không phải là những chuyện oan khiên đơn giản mà còn có biết bao nhiêu oan khiên còn thê thảm hơn vậy nữa.

     Nếu bà Kiều Chinh chịu khó xem tin tức hằng ngày tại Việt Nam thì bà sẽ biết hiện nay mỗi ngày có bao nhiêu bé gái Việt Nam bị bán sang nước ngoài để làm điếm. Hiện nay mỗi ngày có bao nhiêu người con gái Việt Nam cắn răng bước chân ra xứ lạ để làm vợ người ta với 9 rủi 1 may nhằm cứu vãn kinh tế gia đình. Thỉnh thoảng báo chí loan tin có những cô gái Việt Nam chịu nhục nhã, cởi quần áo cho khách buôn người xem xét như là xem xét một món hàng?

     Thế nhưng không có một ai lên tiếng chịu trách nhiệm về những thảm cảnh đó. Và cũng không ai dám lên tiếng bắt ai đó phải chịu trách nhiệm. Trong khi mọi người đều biết đây là trách nhiệm của những người cầm quyền. Nhưng rõ ràng những kẻ đang nắm quyền hiện nay đã có thái độ vô tư với những chuyện đó. Họ coi như nó không hề xảy ra trên cõi đời này. Thậm chí những nạn nhân đến cầu cứu họ thì họ lại đứng về phe kẻ ác mà hăm họa bịt miệng các nạn nhân. Vậy thì có nên truất phế cái chế độ vô nhân đó đi hay không?

Tha thứ cho kẻ cướp đã lấy những cái mà mình vứt bỏ?

     Bà Kiều Chinh nói với phóng viên Orange County Register: “Tôi đã có một ngôi nhà đẹp tại Hà Nội và tôi mất nó. Tôi cũng đã có một ngôi nhà đẹp tại Sài Gòn và tôi cũng mất nó. Vì thế hiện nay tôi đang có một căn nhà khác, nhưng tôi sẽ chẳng quan tâm nếu tôi lại mất nó”.

     Bà đã thản nhiên vứt bỏ những căn nhà của bà bởi vì bà kiếm ra nó dễ dàng quá, nó chỉ là một góc sự sản của bà. Sau khi vứt bỏ căn nhà ở chỗ này thì bà lại có một căn nhà khác tại chỗ kia to đẹp hơn, cho nên bà có thể bình thản khi nghĩ tới những lần mất nhà.

     Không thể so sánh với niềm đau mất nhà của những người khác, nhất là những phụ nữ khác. Căn nhà của họ tuy không đáng giá là bao so với nhà của bà Kiều Chinh nhưng nó là máu, là thịt của họ. Họ đã nhịn ăn nhịn mặc, bắt cả chồng con dè xẻn để dồn vốn liếng mà tạo dựng lên căn nhà đó. Họ không đủ sức mua liền một lúc như bà Kiều Chinh. Mà họ phải đi gom từng viên gạch, từng hòn đá để lần hồi tạo dựng nên nó. Mới đầu chỉ là cái túp lều khiêm tốn, nhưng rồi với mồ hôi và công sức mới trở nên một ngôi nhà khang trang.

     Họ thuộc từng viên gạch trong nhà, họ nhớ xuất xứ của từng thanh sắt đổ sàn bê tông và họ nhớ cả những lần điếng người lo chạy nợ để thanh toán tiền vật liệu hay tiền mua đất. Nhưng họ vẫn vui vì căn nhà đã thành hình trong tiếng cười của trẻ thơ, tiếng nô đùa hằng ngày của con trai, con gái của họ.

     Nhưng họ lại không mất nhà một cách đơn giản như bà Kiều Chinh. Nói cho đúng ra là bà Kiều Chinh đã chủ động từ bỏ những ngôi nhà đó mà ra đi. Còn những người phụ nữ khác lại không được như vậy, họ bị đuổi ra khỏi nhà vào nửa đêm với mỗi người hai cái sách trên tay.

     Họ ra khỏi nhà trong tiếng gào của mẹ già, trong tiếng khóc của con nhỏ, dưới họng súng của quân ăn cướp. Nửa đêm mẹ con, bà cháu chợt hốt hoảng thấy mình bơ vơ giữa gió lạnh, không biết đi về đâu, sống làm sao, trong khi không biết người chồng có còn sống trong trại tù hay không; hay là đã bị chôn sống trong một rừng hoang nào đó. Dĩ nhiên là những đứa bé cũng không thể nào quên.

     Vậy thì ngày nay những người phụ nữ đó có nên trở về VN như bà Kiều Chinh hay không? Về để nhìn lại căn nhà của mình đang bị quân ăn cướp chiếm ngụ? Về để nhìn con cháu mình đang còng lưng cúi đầu làm trâu ngựa cho quân gian tà? Về để thấy cảnh ăn chơi phè phỡn trên lưng của bà con thân thuộc của mình?!…

     Bà Kiều Chinh mạnh miệng cho rằng con cháu sẽ phán xét giữa tinh thần tha thứ của bà với tinh thần hận thù của những ông sĩ quan VNCH. Nhưng có lẽ không cần đợi đến con cháu. Chỉ cần nghe những lời tuyên bố được lập đi lập lại của bà Jane Fonda, rằng bà ta sẽ ân hận cho tới khi xuống mồ… thì đủ biết ai đúng ai sai..

     Trước khi nói lên lời tha thứ cho CSVN thì bà Kiều Chinh đã có bao giờ nghĩ tới chuyện nói lên lời cám ơn những người đã đổ máu ra vì tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam hay chưa? Và bà nghĩ bà có đủ tư cách để nói lên lời cám ơn họ hay không?

Bùi Anh Trinh

KieuChinh3

HAVN xua va nay 7

TOÀN DÂN ĐỨNG LÊN. (Alpha Linh)

Cùng Bạn Đọc,

     Vì một ngày buồn và mệt nên Dã-Thảo lại lang thang trên net, theo cái link của Anh Longkangaroo Email cho Thảo hôm 29/04/2019, tìm được những bài hát sống động này gởi đến các Bạn hiền, trong và ngoài nước Việt Nam, chúng ta cùng nghe nhé các Bạn. “Toàn Dân Đứng Lên”, lời rất hay và màn hình có “karaoke” các Bạn có thể cùng hát theo. Dã-Thảo copy lời nhắn của tác giả Alpha Linh Reblogged dưới đây, mời các Bạn đọc đoạn viết ngắn của Alpha.

     Tiếp theo đó là video “Lá Cờ Thiêng” của Hoàng Tường, lời cũng vô cùng xúc động, xin được share cùng các Bạn.

Thân mến,

DTQT.21/05/2019.

Alpha Linh kính Chào Toàn Thể Quý Vị,
     Alpha Linh Vô Cùng Hạnh Phúc… Viết lên đây Lòng Cảm Tạ Tri Ân Toàn Thể Quý Vị…
     Với khả năng hạn hẹp… Trí nhớ giảm nhiều sau những năm Bệnh “Óc U Bướu Rỉ Nước” Nhưng Với Hiện Tình Đất Nước Thôi Thúc Alpha Linh viết Bài Toàn Dân Đứng Lên… Chỉ trong vòng hai tuần lễ… Nhờ Quý Nhạc Trưởng, Nhạc Sĩ… Đặc Biệt Nhạc Trưởng Thiên Quang và Các Đài Truyền Thanh Truyền Hình Các Trang Mạng Giúp Đỡ Phổ Biến… Số lượt vào Bài Đã Tăng Lên Trên 5,000 Lượt… Hy vọng Quý vị liên tục phổ biến… Trong Hoàn Cảnh Toàn dân Bị Bưng Bít Bởi Truyền Thông Nhà Nước…

Alpha Linh Hết Lòng Cảm Tạ Tri Ân Quý Vị Hưởng Ứng Phổ Biến….
Alpha Linh.

Lá Cờ Thiêng – Hoàng Tường. Phụ đề lời hát để dể ca. Thân tặng thành viên Hội Tế-Lễ Trung-Tâm Florida.30-8-2011 QUẾ IN THE GARDEN 011

ANH Ở ĐÂY (Thục Vũ)

Cùng Bạn Đọc,

     Mời Bạn nghe bản nhạc của Thục Vũ, Anh Longkangaroo email cho Dã Thảo hôm đầu tháng năm, đáng lẽ ra Thảo phải reblog lên chia xẻ với các Bạn ngay nhưng mãi đến hôm nay Thảo mới có dịp nghe lại. Dưới đây là một lá thư của BS Lê Văn Tuấn USA

Anh ở đây

     Một người bạn gửi qua email cho tôi PPS này. Hồi đầu tôi lơ là; nghĩ rằng chắc chỉ là một bài hát chính trị, có giá trị nhất thời. Nhân kiểm soát lại các điện thư gửi tới, tôi giật mình nhận thấy mình đã lầm lớn. Đây không phải chỉ là một bài ca, than thở của những người bị giam giữ trong các trại tù “học tập cải tạo”, đây là chứng tích của một nền văn hóa lớn, đa dạng mà quân dân miền nam đã xây dựng được trong một thời gian thật ngắn ngủi. Bài hát này như là một cơn gió mát đầu thu thổi qua đồng ruộng mạ xanh rì sắp khô cháy vì nắng hạ. Chính nó đã làm nở ra những bông lúa chín vàng nặng trĩu hạt. Những hạt lúa mọng hương thơm sẽ dìu dắt và hướng dẫn cả dân tộc trên đường tiến hóa.

     Vậy tôi mời bạn để tâm hồn lắng đọng, cùng hòa điệu với những tiếng nức nở của những kẻ tiên phong trong việc xây dựng những khung giàn cho một nền văn hóa VN tương lai.

Thân ái

BS  Lê văn Tuấn USA

     Kính thưa quý vị, những ngày tháng đầu tiên sau khi các “người tù” được chuyển về các trại tù như Long Giao, Suối Máu, Trảng Lớn, Tống Lê Chân  v. v. của sau 30/4.  Hầu như tất cả mọi người TÙ ai cũng đều nghe đều hát nho nhỏ bài hát “ANH Ở ĐÂY”  của Nhạc Sĩ Thục Vũ. Bài hát được nhanh chóng lan truyền khắp nơi mang niềm u uẩn nghẹn ngào khi bị lùa vô các trại TÙ  
      Khi ra Bắc, vẫn nhạc ấy nhưng do Trung Tá Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sáng tác lời hai … buồn muốn chết được, và lòng người Tù muốn quên cảnh đời đen bạc ấy nên vẫn ngày ngày ê a bài hát ANH Ở ĐÂY với cả hai lời .
     Tôi  muốn mời quý vị nghe lại bản nhạc này hôm nay, và chính tôi như muốn trào nước mắt vì bài hát đem tôi trở về với những tháng năm khổ ải nhất của một đời người.

     LK ANH Ở ĐÂY (TV&VĐN) – HÃY THA THỨ CHO EM (TH) – thienthuntth 04-2013 

Tiếp theo đây là một bài hát “Ngậm Ngùi” của Huy Cận do một nữ ca sĩ người Pháp hát tiếng Việt thật rõ và hay. Do một Chị Bạn ở Mỹ Fwd. Mời Bạn thưởng thức.

Thân mến, QTQT. 20/05/2019.

Đẹp/Hay quá: Nữ ca sĩ Pháp hát bài “Ngậm ngùi”, thơ Huy Cận …..13-1

ELVIS PRESLEY SONGS.

Cùng Bạn Đọc,

     Nhân ngồi buồn, lên net nghe nhạc cho vui, Dã-Thảo mời Bạn cùng nghe những bản nhạc rất dễ thương do Elvis Presley trình bày, bài hát chỉ kéo dài vài phút thôi, chắc chắn sẽ không làm mất thời giờ của các Bạn. Mỗi bài hát đều có lời kèm Bạn có thể hát theo cho vui. Đây là những bài hát mà lúc còn trẻ Dã-Thảo rất thích nghe và, bây giờ ngoài bảy mươi tìm lại nghe…vẫn còn lưu luyến…

Thân mến,

DTQT. 19/05/2019.

Lyrics

Hold me close, hold me tight
Make me thrill with delight
Let me know where I stand from the start
I want you, I need you, I love you
With all my heart

Every time that you’re near
All my cares disappear
Darling, you’re all that I’m living for
I want you, I need you, I love you
More and more

I thought I could live without romance
Until you came to me
But now I know that
I will go on loving you eternally

Won’t you please be my own?

 

It’s Now Or Never

»» LYRICS HERE ««

It’s now or never,
come hold me tight
Kiss me my darling,
be mine tonight
Tomorrow will be too late,
it’s now or never
My love won’t wait.

When I first saw you
with your smile so tender
My heart was captured,
my soul surrendered
I’d spend a lifetime
waiting for the right time
Now that your near
the time is here at last.

It’s now or never,
come hold me tight
Kiss me my darling,
be mine tonight
Tomorrow will be too late,
it’s now or never
My love won’t wait.

Just like a willow,
we would cry an ocean
If we lost true love
and sweet devotion
Your lips excite me,
let your arms invite me
For who knows when
we’ll meet again this way

It’s now or never,
come hold me tight
Kiss me my darling,
be mine tonight
Tomorrow will be too late,
it’s now or never
My love won’t wait.

800.jpg K

 

CHÚNG ĐÁNH MỸ.

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo thành thật cảm ơn Anh Longkangaroo, trên email vừa chuyển cho Dã-Thảo hôm nay Anh đã giới thiệu trang nhà của DT đến với các Bạn của Anh. DT rất vui mừng mong được kết bạn cùng các Anh Chị khắp nơi trên thế giới, vô cùng cảm động vì sự ưu ái của Anh Chị Long Hương đối với Dã-Thảo bấy lâu nay và, rất mong được mời các Bạn đến thăm vườn hoa trên trang nhà Dã-Thảo. Tiếp theo đây DT xin phép Anh Longkangaroo và Thạch Thảo, tác giả bài viết “Chúng Đánh Mỹ, nhưng con cháu của chúng lại ở Mỹ và có quốc tịch Mỹ” cho DT reblog bài này.

Thân mến,

DTQT. 16/05/2019 

Chúng đánh Mỹ, nhưng con cháu của chúng lại Mỹ quốc tịch Mỹ!

“THẬP DIỆN MAI PHỤC” HAY

“MUỐN THẮNG ĐỊCH PHẢI HIỂU ĐỊCH”- THẠCH THẢO

Thach Thao

Thạch Thảo

Cha ông đánh Mỹ nhưng con cháu lại có quốc tịch Mỹ.

Chung Danh My

(Hình ảnh cháu cựu CT Lê Đức Anh từ Mỹ về nước chịu tang)

Chung Danh My 1

     Hãy bắt đầu điểm mặt, nào là con gái của cựu TT Nguyễn Tấn Dũng, con rơi Trương Tấn Sang, con trai TT Nguyễn Xuân Phúc, gia đình TBT Báo Thanh niên Nguyễn Công Khế , Thứ trưởng BNV Nguyễn Duy Thăng, con trai Bộ trưởng Y tế Kim Tiến … Nay phát hiện thêm cháu trai cựu CT Lê Đức Anh cũng sống trên đất Mỹ.

Chung Danh My 2

      Làm quan Việt Nam, so sánh giữa lương bổng và tài sản là một khoảng cách khủng khiếp. 

Chung danh My 3

 Tìm hiểu sẽ giật mình vì ai cũng giàu có, biệt phủ, hotel, bất động sản trong và ngoài nước. Nhiều nhân vật cao cấp có phần đằng sau những dự án kinh tế, tập đoàn lớn, con số đếm không xuể nếu kê khai ra.

Chung Danh My 4.jpg

     Cứ làm quan một người là kéo theo dòng họ 3 đời vào vị trí nắm chức quyền. Người ta ưu tiên lý lịch nhất thân – nhì thế hơn là năng lực. 

     Đây là một trong những yếu tố tạo nên dị biệt, đưa đất nước thụt lùi không như các quốc gia tiến bộ.

      Đúng là thiên đường, vậy mà người ta không biết hưởng, lo xa tìm đường an phận và lui cuối đời quá sớm. Đại bản doanh sân sau lại là đế quốc Mỹ mới oái ăm. 

      Theo thông tin Wall Street Journal công bố tư liệu từ U.S Immigration Fund thì dòng thác tiền dưới danh nghĩa đầu tư theo chương trình EB- 5 của quan chức và người giàu Việt Nam chiếm chỉ số cao. Số tiền đầu tư bất động sản chỉ sau Trung Quốc.

      Nếu có biến xã hội chính trị thì trong tay họ đã có tấm thẻ xanh hay bằng quốc tịch Hoa Kỳ.

     Thời đại quang vinh sống hai mặt giả dối, quan chức cấp thấp chạy, quan chức cấp cao cũng chạy. Hiện tại phải gọi là vô số kể đang sống an toàn mọi nơi trên nước Mỹ.

     Các quan Việt Nam nói một đường làm một nẻo, không biết đâu mà mò. Lẽ nào qua Mỹ tìm đường cứu nước?!

Chung Danh My 5

BỨC TÂM THƯ RẤT ĐÁNG ĐỌC.

Cùng Bạn Đọc,

     Đây là một file Anh Longkangaroo đã gởi cho Dã-Thảo để bổ sung vào bài hôm trước, anh gởi cách đây không lâu là bức thư của một người trẻ sống ở Việt Nam phúc đáp lá thư của một người Nhật du học ở Việt Nam. File này là bức thư của một bạn trẻ người Nhật, du học ở Việt Nam, gởi đến cho thế hệ trẻ Việt Nam. Dã-Thảo reblog cả hai bức tâm thư lên trang nhà để các Bạn cùng đọc.

Thân mến,

DTQT. 01/05/2019

Bức Tâm T  rất đáng đọc –

Tâm Thư Sinh Viên Nhật Gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam

  Chau Sa< Tulip Châu Sa

     Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan”

     Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào.

     Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”. Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

     Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

     Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào.

     Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

     Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

     Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

     Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa.

     Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sĩ, phi công, thuyền trưởng…mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…Vì đâu nên nỗi?

     Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

     Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”

Nguyệt San Việt Nam.

Dưới đây là thư hồi âm của người trẻ sống và lớn lên ở Việt Nam.

 Nguồn Đất Việt.

     Hôm nay có bài Hồi-Âm này khá hay của người trẻ đang sống và lớn lên ở VN mời quí vị đọc để thấy…đắng cay thế nào ?    

Bạn thân mến, 

     Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
     Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.
     Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.
     Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”

     Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.           Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng chúng tôi thiếu một thứ. Đó là Tự Do, Dân Chủ. 

Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.
     Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”. 

     Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nh hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”. 

     Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc, nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau: 

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn” 

     Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc. Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm hoi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ. 

Tại sao người Việt tham vặt. 

     Vì họ đã từng đói kinh khủng. Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức. Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
     Tôi cũng xin nhắc cho bạn , năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiểu phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
     Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.
     Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bạc, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào. Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.
     Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
     Đúng vậy. Nhưng Tự Do, Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.
      Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
     Ngày trước Nước Việt là của Vua, Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
     Rung của cha ông để li đã từng trở thành của, của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.
     Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giữ.
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
     Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
     Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
     Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.
     Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ nát cả hoa lẫn cành, chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
     Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương , đau khổ.
     Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
      Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc , ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
     Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông…với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
     Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cặp với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mẹ tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
     Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì :
           “trải qua một cuộc bể dâu
            Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
     Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng. Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.

Thân ái.

Tiểu My

 

 

LƯƠNG TRI CỦA NGƯỜI CẦM QUYỀN.

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo mời Bạn đọc câu chuyện dưới đây của một người Phát Cơm Từ Thiện tại Việt Nam. Những câu chuyện sống trong Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu như thế này kể hoài không hết, phải không Bạn!

Thân mến, DTQT. 04/05/2019.

Cấm phát cơm từ thiện: Lương tri của người cầm quyền?

15941422_1828072794108484_7928084011932841833_n

Sư Cô Pham Ai Hạnh

   Cách đây 1 tháng, chúng tôi đang phát cơm từ thiện cho bà con nghèo, bệnh nhân và thân nhân nuôi bệnh, người cơ nhỡ tại đường Phạm Hữu Chí, phía sau lưng BV Chợ Rẫy thì bị cả chục người áo xanh nước biển mang danh là quản lý đô thị đến làm việc. Bên cạnh đó có thêm 1 chị gái xưng là Trưởng ban y tế phường đến thị uy với chúng tôi. Tôi sẽ kể sau dưới bài viết này.

Cam Phat Com Tu Thien.jpg

Cấm phát cơm từ thiện: Lương tri của người cầm quyền

     Trước tiên, tôi muốn nói về cảnh quan ở con đường Phạm Hữu Chí.

     “Đây là con đường thực sự rất vắng vẻ, yên tĩnh, không có quán xá, quán nước, hàng rong hay xe ôm gì cả. Song phía đầu bên kia của con đường này là trạm xe Quốc Hoàng, tồn tại lâu năm với sự lấn chiếm lòng đường, lề đường khi xuống hoặc lên hàng cho khách, rồi đón khách chở về tỉnh Đồng Tháp, ấy vậy mà trong mắt mấy ông quản lý đô thị là “được phép “, nên hãng xe họ vẫn an nhiên tự tại mà hoạt động, kiếm tiền và giàu có, không biết có “xôi chè “gì không mà vẫn “bình chân như vại”?

     Còn nằm về phía bên đây, nơi chúng tôi phát cơm từ thiện thì con đường nằm sau lưng vách BV Chợ Rẫy và vách tường sau của trường Hồng Bàng, bởi vậy nó vắng như chùa Bà Đanh, vì thế sau khi khảo sát, quan sát, tôi quyết định chọn địa điểm này để phát cơm nhằm bảo đảm an toàn cho người cho những người nhận lại không phải va chạm với mấy người xe ôm hay bán hàng gánh, hàng rong … Và bà con bệnh nhân hay thân nhân nuôi bệnh sẽ rất thuận lợi, bởi có cổng số 5, trại 25 được mở phía sau chỉ bước vài bước qua cổng này thì đã tới điểm phát cơm.

     Nhờ vậy mà 13 năm qua chúng tôi đã phát cơm một cách an yên. Tuy nhiên, cách đây 1 tháng, khi đang phát cơm, tôi bị một đám người áo xanh quản lý đô thị và ban y tế phường ” mời ” ra nói chuyện:

  – Theo như chúng tôi được biết, Sư Cô phát cơm ở đây vào ngày thứ tư, tầm 10h30 với quy mô lớn cả 1000 phần cơm.

  – Dạ đúng rồi. Mấy chú hay quá, đáng nể thật. Rất chính xác

  – Cô phát được bao lâu rồi?

  – Dạ mới được 13 năm

  – Trước đây, Sư Cô phát cơm ở đâu?

  – Năm đầu, chúng tôi phát ở đường Nguyễn Chí Thanh và Thuận Kiều, nhưng thấy phức tạp quá, chúng tôi dời về phát tại đây đến giờ.

  – Giờ tôi báo với Sư Cô một việc – giọng của Cô làm trưởng ban y tế thị uy với Sư Cô – là phường ra chỉ thị cấm các nhóm từ thiện phát cơm trong khu vực phường này. Hồi trước tết, chúng tôi có dán giấy thông báo trên tường Bệnh Viện ở các cổng khác và cũng gặp trao đổi với các nhóm khác, nên giờ các nhóm đó đã ngưng hoạt động. Có nhóm nào đó của Ông Thầy cũng đã ngưng rồi nên giờ còn lại chỉ có nhóm của Sư Cô mà thôi. Chắc có lẽ do Sư Cô không biết và không đọc thấy thông báo dán lên tường. Vậy nay, tôi thông báo cho Sư Cô biết để chấm dứt việc hoạt động này!

Sư Cô đáp trả:

  – Cô nói Quý Vị nghe nha: quả thật tôi không biết quý ông, quý bà ở phường cho dán thông báo trên tường Bệnh Viện. Thông thường, quý vị cấm dán giấy quảng cáo rao vặt trên tường, trên cây làm mất vẻ đẹp cảnh quan của thành phố, bởi vậy tôi không nghĩ là quý vị có dán giấy thông báo rồi. Thứ hai , khi mà đi cấm hoạt động từ thiện của chúng tôi cùng các nhóm khác, quý vị có tìm hiểu ” tại sao chúng tôi phải cực khổ, lao nhọc đi chợ nấu và phát cơm không? Và phát đến tay ai ? Phát cơm nhằm mục đích gì? Rồi quý vị thừa biết là đối tượng đến nhận cơm của chúng tôi là ai không? Họ sống như thế nào? Quý vị có lên tận các phòng BV nhìn xem cảnh khổ của bệnh nhân và người nhà tại các BV không? Tôi hỏi điều này nha: Cha Mẹ, vợ hay chồng con hoặc người thân của quý vị có ai nằm viện lâu dài như những người bệnh này chưa?

  – Tụi tui chỉ là nhân viên làm theo phận sự, trách nhiệm mà thôi, Sư Cô ơi .Lãnh đạo chỉ thị xuống thì phải làm nên Sư Cô thông cảm ngưng hoạt động này lại.

  – Thế quý vị kêu mấy ông lãnh đạo xuống BV khảo sát xem người dân kêu ca kêu thán điều gì? Kêu mấy ổng lo cho dân, giúp dân có ăn, có chỗ ở đi, vào mà nhìn xem bệnh nhân quá tải kìa, 2- 3 bệnh nhân nằm chung 1 cái giường bệnh. Còn người nuôi bệnh thì la liệt, họ khổ sở đến thế nào! Chính quyền như mấy ông không lo những việc chánh đáng, nên làm giúp dân, tạo cho dân được cơm no áo ấm đi. Trong khi đó, chúng tôi là dân lo cho dân với nhau cũng cho là làm mất an ninh xã hội.. Nè! Nếu có lòng nhân đạo một chút, mấy ông mấy bà nên về báo cáo với lãnh đạo thế này: “Họ phát cơm cho bệnh nhân, trong vòng có nửa tiếng đồng hồ, họ cho xếp hàng trật tự và phát cơm. Một tháng họ phát tại BV Chợ Rẫy chỉ có 1 lần hà mấy chú lãnh đạo ơi. Thôi mấy sếp cho họ phát đi. Làm điều gì thì cũng nhờ gieo tạo phước đức cho con cháu mình chứ đừng thất đức”.

  – Sư Cô phát bên đây và cả bên BV Lao Phạm Ngọc Thạch nữa phải không?

  – Chúng tôi đi phát 8 BV trong thành phố trong đó có cả BV Lao PNT.

  – BV Lao cũng thuộc khu vực phường này nên Sư Cô cũng không được phát bên đó!

  – Vậy sao mấy ông không đi dẹp mấy người bán hàng lấn chiếm lòng đường, lề đường ở trước cổng Nguyễn Chí Thanh và các cổng khác đi. Ở đó, mới thực sự làm mất trật tự an ninh đó. Họ tràn lan ra đường gây tắc đường, cản trở những xe cứu thương vào đón bệnh hay cấp cứu chuyển bệnh. – Sư Cô đáp trả.

  – Mấy ông biết không, tụi tui ăn nhờ vào cơm từ thiện không đó. Mấy ông cấm ngươi ta phát cơm, sau này con cháu mấy ông, mấy bà thế nào cũng chết đói, chết khát hà. — người dân đứng kế bên nghe cuộc nói chuyện , bức xúc quá nên lên tiếng chen vào

     Sư Cô không muốn mất thời gian đôi co với những “con người máu lạnh này” nữa, nên gút lại:

  – Quý vị về nói lãnh đạo gửi cho tôi xem công văn ngăn cấm việc làm của chúng tôi đã làm sai chỗ nào? Trong thời gian sau 1 tháng, nếu tôi không nhận được công văn có dấu, có mộc và chữ ký của lãnh đạo chính quyền, tôi sẽ tiếp tục quay lại hoạt động phát cơm cho bệnh nhân.

     Một tháng trôi qua, chúng tôi không nhận được giấy thông báo hay công văn gì cả và 16 h chiều qua ngày 23 /4 /2019, chúng tôi đã tiếp tục phát cơm tại điểm cũ của mình.

     Họ nhanh lắm. Chưa đầy 5 phút đã có mặt sau chúng tôi rồi chụp hình quay phim lấy bằng chứng là chúng tôi đã có tiếp tục phát cơm vào chiều ngày 23 /4 /2019. Lại cô gái trưởng ban y tế phường cao giọng hách dịch:

  – Chúng tôi đã nói với Sư Cô là không cho phát cơm nữa, sao sư cô cứ phát hoài vậy?

  – Tui chưa nhận công văn có dấu mộc của chính quyền và tôi cũng không làm sai gì cả. Mấy Ông mấy Bà lẽ ra phải tạo điều kiện giúp đỡ và hợp tác với chúng tôi để giúp dân mới đúng.

  – Sư Cô mà ngoan cố thì đến lúc quản lý đô thị xuống bắt hốt hết lên phường và đóng phạt thì đừng trách. Nói xong cô ta lên xe bỏ đi.

     Mấy thầy trò chúng tôi động viên nhau. Và bên kia cánh cửa bệnh viện, bà con bệnh nhân ở phía trong kêu: “Cho tụi em mấy hộp đi chị ơi!” Cứ như thế, chúng tôi chuyền qua khe cửa cho bệnh nhân và người nhà của họ cho đến khi không còn một hộp cơm nào cả. Sau đó, đứng nhìn họ mở cơm ra ăn ngon lành món cơm bong bóng xào cà ri xả ớt dùng với canh chua rau muống tuyệt vời đúng điệu, dễ ăn trong mùa nắng này.

     Lên xe về, lòng buồn lắm vì đất nước mình sao lại có những kẻ cầm quyền từ trên xuống dưới không có lương tri nữa, ngày nào cũng nghe những điều trái tai gai mắt về những việc phi đạo lý, phi đạo đức, mất nhân tính trong các lĩnh vực vậy, và những kẻ làm sai phạm lại là những kẻ nắm quyền lực, có quyền thế. Đất nước ơi, rồi sẽ trôi nổi về đâu? Người dân mình sẽ sống ra sao? Tôi đã khóc… khóc cho đất nước, cho nhân dân, cho đồng bào tôi!

Sư Cô Pham Ai Hanh

Nguồn: Võ Hồng Ly