HẠ THƯƠNG (Hàn Châu-Thanh Phương. Hà Thanh trình bày)

Dear Hà,

     Sáng nay thức dậy thấy mệt và chóng mặt vô cùng nên nằm mãi. Mới dậy ăn xong mở website thấy có lời nhắn của Hà, mở ra thấy Hà nhắc đến Thái Thanh nên Thảo mở ra nghe lại, thấy lòng vui vui nên Thảo định reblog nhưng không được vì Hà closed rồi nên DT copy lại đưa lên site của mình. Thảo copy luôn lời nữa nhé Hà, cảm ơn Hà nhiều lắm. 

Cùng Bạn Đọc,

     Mời Bạn nghe giọng ca Thái Thanh để nhớ lại những năm tháng trôi qua ở quê nhà, giọng ca tuyệt vời trong thời tuổi trẻ của chúng ta. Có lời mời Bạn hát theo cho vui.

Thân mến,

DTQT. 29/06/2019 

Sáng tác: Hàn Châu và Thanh Phương
Trình bày: Thái Thanh

Hạ ơi! Anh xa em mấy mùa phượng rồi.
Giờ tạm dừng quân lần đầu tiên thương gửi về em.
Lối xưa có còn những tà áo trắng tung bay.
Cho anh ngây ngất ngàn ngày
Bên người tình nhân nhỏ bé.

Hạ ơi! Anh xa em mấy ngày thật dài.
Hỏi người năm xưa! Giờ còn thương nhớ người con trai.
Ðã hơn những chiều hẹn hò
Anh đón anh đưa, bên ai quấn quít từng giờ
Ôi tình yêu rót mật thành thơ.

Mùa hạ nay, vắng anh chắc em sẽ buồn
Lối hẹn lối hò còn ai để đưa em đường vắn lối dài.
Anh yêu em cũng trong mùa phượng vĩ
Mà giờ đây xa rồi
Chợt buồn mênh mang.

Giờ đây, anh lênh đênh bốn ngả đường dài
Là nặng niềm thương về người em bé bỏng hậu phương.
Anh sẽ trở về trong mùa phượng vĩ đơm hoa
Em anh với tuổi ngọc ngà
Ta bỏ đi nỗi buồn ngày qua.

     Trích trong băng nhạc Tuyệt phẩm Nhạc Vàng trước năm 1975 (Youtube). Lời bài hát chép lại theo người hát. (Hải Hà)

     Hà ơi, cảm ơn Hà nhiều vì mình được nghe Thái Thanh hát, đã vậy có lời nữa nên mình cũng hát theo luôn. Vui ghê đi! Mình chưa nghe bài này bao giờ.
“Lời bài hát chép lại theo người hát”. Hà chịu khó thật ❤

NHỮNG MẢNH ĐỜI MƯU SINH TRÊN BÃI RÁC. (Người Việt online)

Cùng Bạn Đọc,

     Sáng nay mở email, nhận được của Anh Longkangaroo File này, Dã-Thảo đã buồn lại buồn thêm, tuy thế DT cũng vẫn thấy có bổn phận chia xẻ với các Bạn trong và ngoài nước về hiện tình của đất nước chúng ta. Cảm ơn Anh Longkangaroo đã sưu tầm những video cùng những hình ảnh này và đã chia xẻ.

Thân mến,

DTQT. 24/06/2019

Gởi các Ông To, Bà Lớn.

Một ngày qua, là một ngày xơ xác,

Một ngày qua, một mất mát lớn lao,

Những ông ngồi ở trên cao,

Nhìn xuống có thấy xuyến xao trong lòng.

DTQT. 

Mời Bạn click vào mũi tên để xem video.

Đêm ở bải rác lớn nhất Hà Nội.

Bai Rac ha noi.jpg
 3 giờ sáng, hàng trăm người lam lũ ùa vào trong bãi rác Nam Sơn, và cần mẫn nhặt nhạnh dưới ánh đèn mờ tỏ. Ảnh của độc giả Minh Trí giúp ta thấy một mảng cuộc sống Hà Nội về đêm.

bai rac ha noi 1

Bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, là một trong những khu tập trung rác thải lớn nhất Hà Nội, mỗi ngày trung bình có tới cả nghìn tấn rác của thủ đô được đổ về đây, và hầu hết được hành xử  bằng cách chôn sống.

Theo quy định của Ban quản lý Nam Sơn, cứ sau 3 giờ sáng, khi chuyến xe cuối cùng rời bãi thì người dân mới được phép vào nhặt phế liệu.

bai rac ha noi 2

Số lượng người sống bằng nghề nhặt rác tới đây hàng đêm từ vài trăm cho tới cả nghìn. Mỗi đêm, người nhặt rác ở đây có thể bỏ túi từ 30.000 đến 80.000 đồng.

bai rac ha noi 3.jpg

(1 đến 3 đô la) tiền bán phế liệu cho những lán tư nhân mọc lên quanh đó.

bai rac ha noi 4

Tất cả các xe chở rác đều kết thúc công việc lúc 2 rưỡi đêm, và bắt đầu lúc 7 giờ sáng. Để bảo đảm an toàn, những người nhặt rác được vào khi không còn chiếc xe nào trong bãi nữa .

bai rac ha noi 5

Những người nhặt rác trong này hầu như đều có “Trưởng lán” (như lời của nhân viên bảo vệ ) đứng ra thuê nhặt rác, mỗi Trưởng lán quản lý khoảng 30 tới 50 người. Nhiệm vụ Trưởng lán thay mặt Công ty bảo đảm việc an toàn, tránh tranh cướp, cãi vã nhau trong thời gian làm việc.

bai rac ha noi 6

Ngoài ra cũng có khá nhiều người làm tự do, mà không chịu sự quản lý của Trưởng lán nào cả.

bai rac ha noi 7.jpg

Mỗi người có 1 đèn chiếu nhỏ sạc ắc quy để chiếu sáng vùng tìm kiếm.

bai rac ha noi 8.jpg

Phút nghỉ ngơi.

bai rac ha noi 9.jpg

Người đàn ông này đang xem có còn sót gì trong chiếc ví bỏ đi.

bai rac ha noi 10.jpg

Chú Minh – nhà khu Bắc Sơn: mỗi ngày người lớn tuổi như chú chỉ kiếm được 100 tới 150 ngàn. Tụi thanh niên khỏe hơn có thể kiếm gấp đôi.

bai rac ha noi 11.jpg

Anh Vinh – đang cư ngụ gần khu vực bãi rác thải Nam Sơn chia sẻ: ” Nhặt rác cũng là 1 nghề, không phải tự ti với nghề đã nuôi sống mình và gia đình”.

bai rac ha noi 12.jpg

Cái gì họ cũng có thể nhặt như:  nilon, nhựa, dây điện, lốp…. ngay cả những chiếc gối cũ, gấu bông….

bai rac ha noi 13

Chú Chính cùng con trai tên Trọng chuyên chủng loại cao su về đốt làm nhựa đường.

bai rac ha noi 14.jpg

Thành quả sau 1 buổi làm việc.

bai rac ha noi 15.jpg

Toàn cảnh cọc số 7 Khu xử lý rác thải Nam Sơn, nơi hàng ngàn con người đang vật lộn mưu sinh với núi rác khổng lồ.

bai rac ha noi 16.jpg

“Mỗi đêm, tôi cũng kiếm được vài chục nghìn từ tiền nhặt rác bán. Anh Bảo, nghề ngỗng không có, ruộng đất vài sào sao đủ ăn được ?  Đi bới rác tuy vất vả, nhưng cũng có đồng ra đồng vào”- chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội cho biết.

bai rac ha noi 17.jpg

Hết

VN-GÙ LƯNG MÀ SỐNG.

Cùng Bạn Đọc,

     Cảm ơn Anh Longkangaroo đã gởi cho Thảo file này, một file rất nhiều đề mục, đọc đến đề tài “VN-Gù Lưng Mà Sống” của Huy Phương, sao thấy bây giờ người mình trong nước hầu như lưng ai cũng bị gù. Nói vậy chứ theo như DT biết, cũng có những người thẳng lưng chứ, nhưng người nào lưng thẳng cũng thường nói hay viết những lời rất thẳng. Và họ bị sống trong những nhà tù nhỏ. Còn những người lưng gù thì được sống ở một nhà tù to, lo chí thú làm ăn, bao giờ cũng phải vâng vâng, dạ dạ không dám ngẩn đầu lên, vì thế cho nên càng ngày lưng càng gù thêm mới thật vô cùng khổ. Xin phép Anh Longkangaroo và tác giả Huy Phương cho Dã-Thảo reblog bài viết này, chia xẻ cùng Bạn Đọc. Mời Bạn cùng xem.

Thân mến,

DTQT. 06/06/2019.

VN-Gù Lưng Mà Sống!

Nguoi-Ngheo-VN.jpgNgười nghèo ở Việt Nam vẫn phải còng lưng làm việc và còng lưng mà sống.    (Hình: Getty Images)

     Trong tháng vừa qua, Notre Dame de Paris vừa bị hỏa hoạn lớn, do đó rất nhiều người đã nhắc lại đại tác phẩm của Victor Hugo và nhân vật Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà. Bây giờ ở Việt Nam, rất ít người bị gù lưng vì cố tật mà thảy đều bị gù lưng vì thời đại, chẳng qua là vì cúi lưng, lom khom quá độ, lâu ngày biến thành tật, mà không ai biết mình đang bị gù lưng.

     Cô Nguyễn Phương Mai là phó giáo sư tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại Học Khoa Học Ứng dụng Amsterdam, Hòa Lan, cho rằng cô chưa mất niềm tin vào tương lai của chính mình ở Việt Nam, nhưng cô lại nói: “Nếu quay trở lại Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những cái khó khăn, những điều chướng tai gai mắt, phải gù lưng mà sống thì chưa chắc tôi đã về, nghĩa là tôi cũng lại mất niềm tin!”

     Vậy ai là những người phải “gù lưng mà sống” trong xã hội này?

     Dù không sợ, người ta phải khom lưng xuống để tỏ ra mình biết sợ, để được sống còn và sống yên.

     Trong đoản văn “Người việt nam hèn hạ” của một người trẻ tuổi có tên Phan Hân (chữ việt nam không viết hoa), đã mô tả xã hội bây giờ là một “cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất!”

     Ai cũng mong có “một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị cảnh sát giao thông thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết…

     Vậy thì còn ai dám đứng thẳng?

     Cũng có người không biết mình còng lưng, vì nhìn chung quanh, lưng ai cũng còng. Ở đâu cũng nhìn thấy thái độ của kẻ đi xin (dân) và người có quyền ban phát (đảng-chính quyền.) Cái đáng là mình được quyền làm, quyền có thì lại là một thứ ân huệ, mà trong đất nước này ân huệ ban từ trên xuống, cũng không bao giờ ai cho không mà được trả bằng tiền, quà cáp, sức lực và cả nhân cách của con người.

     Nhất nhất điều gì người dân cần làm đều phải qua tay chính quyền, cũng phải xuống xã xin con dấu, như người dân cần vay tiền ngân hàng, trẻ con sinh ra làm giấy khai sinh, hồ sơ đi làm ăn xa, gia đình hộ nghèo đi bệnh viện giải phẫu, xuống xã nhận tiền “hộ nghèo…”

     Có hai thứ “còng lưng,” một là còng lương để tồn tại, như lời Nguyễn Tuân: “Tôi sống được là nhờ biết sợ!”  Hai là còng lưng vì “sưu cao thuế nặng.” Không khác gì thời thực dân, phong kiến mà ông Lê Văn Cuông – cựu đại biểu Quốc Hội cũng xót xa: “…Mùa sưu thuế hãi hùng ở Hậu Lộc cho thấy đang có sự xuất hiện trở lại của bộ phận cường hào, ác bá thời phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn minh.”

     Nông dân tên Dương, ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cho biết trong vụ thu hoạch Hè Thu vừa qua gia đình anh phải nộp tất cả 20 loại thuế, trong đó có những loại thuế, phí nhà nước cũng như tỉnh không quy định mà chính quyền huyện, xã lại đề ra và bắt dân phải nộp kiểu “phép vua thua lệ làng.”

     Nặng nhất là khoản xây dựng nông thôn mới, mỗi người phải đóng gần 1 triệu/1 năm. Đó là đóng góp nghĩa địa, thu thủy lợi, trả công bảo vệ hoa màu, quỹ thiếu niên nhi đồng, quỹ văn hóa làng-thể thao, quỹ khuyến học, quỹ điện sáng nhà văn hóa, quỹ an ninh xã hội, quỹ an ninh thường xuyên làng, quỹ chữ thập đỏ… Nhiều thứ đóng rõ ràng là phi lý.

     Báo chí Việt Nam kể một câu chuyện người dân khốn khổ: “…do không đóng đủ tiền giao thông nông thôn, một chị nông dân đã bị chính quyền thôn, xã đến cưỡng bức bắt con bò mới mua để cày ruộng, sau đó bán cho người khác. Con chị đó đến ngăn thì bị họ đánh, phải đi bệnh viện.”

     Ở Hải Lộc, Hậu Lộc “có gia đình còn bị ‘tổ công tác đặc biệt’ bốc mất mấy tấm ván canh.” Tấm ván canh là gỗ mua sẵn dành cho người già chết thì đóng quan tài. Cái thời 31 năm về trước, trương tuần của “Cái đêm hôm ấy… hôm gì?” chỉ trấn lột thóc, để lại cái áo quan cho mẹ nhà văn Phùng Gia Lộc, xem ra vẫn còn nhân đạo hơn bọn cường hào mới bây giờ lấy cả tấm ván canh lo hậu sự của người già.

     Thời này trâu bò ra đồng ăn cỏ, vịt xuống ao rỉa cá cũng phải thuế. Bọn cầm quyền nghĩ cách thu thuế, “nhổ lông sao cho vịt khỏi kêu.” Rồi đây đến cái điện thoại cầm tay cũng phải đóng thuế. Việt Nam hiện có 72,300,000 cái cell phone, đứa nào nghĩ ra chuyện “nhổ lông vịt” này quả là siêu đẳng.

     Ra đường thì có công an giao thông thổi còi kiếm ăn mỗi ngày, tài xế đi xa thì có B.O.T. chặn đường thu “mãi lộ,” lưng thằng dân chất chồng bao nhiêu thứ thuế, không gù mới là chuyện lạ.

     Có con đi học, xin còng lưng thêm tí nữa! Cho con đến trường là một nỗi khổ của cha mẹ phải đóng hàng chục thứ “phí.”

     “Mức đóng góp đầu năm dành cho khối học sinh lớp 1 hơn 7.5 triệu đồng với 22 khoản thu: tiền bán trú, tiền ghế, tiền áo đồng phục, tiền sách mua nhà trường, tiền kỹ năng sống, tiền chữ thập đỏ, tiền quỹ đội, tiền học tiếng Anh, tiền quỹ hội cha mẹ học sinh, tiền xã hội hóa giáo dục, tiền ngoại khóa, tiền vệ sinh nhà trường, tiền trông trẻ (dạy buổi chiều,) tiền hỗ trợ nhà bếp, tiền giấy kiểm tra, tiền vệ sinh lớp học, tiền quỹ lớp, tiền phô tô, tiền máy chiếu, tiền điều hòa, tiền bảo hiểm y tế…”

     “Lên đến lớp 4, lại thêm các loại tiền đóng: Tiền xã hội hóa, tiền bảo trì máy tính, tiền quỹ hội cha mẹ, tiền thuê trực nhật, tiền vệ sinh trường, tiền nước uống, tiền giấy vệ sinh, tiền hoạt động ngoại khóa, tiền bổ sung đồ dùng bán trú, tiền học buổi chiều và hỗ trợ trông trưa, tiền học kỹ năng sống, tiền quỹ lớp, tiền chữ thập đỏ,tiền quỹ đội, tiền giấy thi… Nhiều gia đình không chịu nổi phải cho con nghỉ học.”

     Không biết chính phủ sinh ra để làm gì, và thu thuế để phục vụ ai? Thu thuế để xây dựng đảng, như thế đảng càng mạnh, thì dân càng phải gù lưng hơn nữa! Những ai làm ăn, kinh doanh dưới chế độ Cộng Sản chắc đã biết chuyện nhịn nhục, nói cười cho qua chuyện để chúng ta cùng có lợi, đôi khi phải quên cả nhân cách của mình, có tiền bạc rủng rỉnh, nhưng đêm nằm nghĩ lại có hổ thẹn hay không?

     Trong một xã hội, buổi sáng ra khỏi nhà, gặp thằng công an khu vực, trong lòng khinh nó, mà cũng phải chào hỏi. Đến sở làm việc với thằng thủ trưởng dốt nát, tham ô, phe cánh, kinh tởm mà cũng phải thưa dạ, bác cháu, anh em. Buổi chiều không muốn đi nhậu mà cũng phải làm ra vẻ sốt sắng, chén chú, chén anh, cho ra phe mình. Cái thời buổi “thẳng thắn, thật thà, thương thua thiệt,” ai mà dám đứng thẳng lưng, đôi khi phải sống giả dối, quên mình, nên cái lưng gù xuống lúc nào không hay!

     Vậy mà người ta không biết quý khi được sống trong một xã hội, mà thấy cái lưng mình còn thẳng!

Huy Phương.

TƯỚNG CSVN BÁO ĐỘNG…

Cùng Bạn Đọc,

     Anh Longkangaroo email file này đến Dã-Thảo hôm qua 03/06/2019. “Tướng CSVN Báo Động”, Thảo đọc tên ông Thiếu Tướng “Sùng Thìn Cò”, ngẫm hoài cũng không nhớ ra được cái “Họ” này, đọc ngược đọc xui đều nghe giống “tàu”, phải không các Bạn. Ông tướng này tuyên bố ở Quốc hội Việt Nam chứ không phải ở bên Trung quốc đâu nhé. Thấy mà rầu. Mời Bạn đọc để thấy cho rõ cái xạo sự của họ. Còn mấy ông ăn trên ngồi trước của VN cứ cuối đầu, (90% lợn ở Việt Nam vẫn còn sạch…???). Dân chết mặc dân, ông đâu có ăn thịt thúi chôn xuống đào lên, rửa sạch đem bán đâu mà bị ung thư???

     DT cảm ơn Anh Longkangaroo và Vietnamnet cho Thảo Reblogged file này.

Thân mến,

DTQT. 04/06/2019 

     Tướng CSVN báo động: TC thả chất độc xuống suối chảy vào VN, cho dân Việt bị ung thư + Dịch tả heo lan ra 48 tỉnh thành VN + Cá chết khô nhiều cây số bên bờ sông La Ngà.

tung thin co.jpg          Thiếu Tướng Sùng Thìn Cò tại Quốc Hội ngày 30 tháng 5, 2019. (Trí Thức Trẻ)
HÀ NỘI – Trung Quốc đã để cho không ít chất thải, nước thải độc hại từ bên phía Trung Quốc xả xuống các sông suối xuyên biên giới, chảy vào Việt Nam, ảnh hưởng môi trường, sức khoẻ người dân.

     Nêu ý kiến tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội chiều thứ Năm, 30/5, tại Quốc Hội, Thiếu Tướng Sùng Thìn Cò cho rằng, vấn đề môi trường trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc đã tới lúc cần phải quan tâm.

     Thiếu tướng Sùng Thìn Cò là Phó Tư Lệnh Quân Khu 2 thuộc đoàn Hà Giang.

     Về địa lý, theo tướng Cò, phía Trung Quốc có lợi thế địa hình cao hơn phía Việt Nam. Đồng thời, toàn bộ sông suối xuyên biên giới chủ yếu từ đất Trung Quốc chảy vào Việt Nam.

     Ông nói, “Hiện nay, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc lớn nên họ đầu tư nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, chế xuất và khai thác tài nguyên khoáng sản, đô thị hóa tốc độ cao, xây dựng các trung tâm cư dân sát biên giới. Từ đó, không ít chất thải, nước thải độc hại xả xuống các sông suối xuyên biên giới, chảy vào Việt Nam, ảnh hưởng tới môi trường, sản xuất, sức khoẻ người dân.” Thiếu tướng Sùng Thìn Cò nói tiếp, “Biên giới là lá phổi xanh của đất nước và bảo vệ môi trường, sức khoẻ người Việt Nam.”

     Ngoài ra, theo tướng Cò, phía Trung Quốc đầu tư nhiều thuỷ điện cỡ trung bình và cỡ nhỏ. Theo Công Ước Quốc Tế, quốc gia ở thượng nguồn có trách nhiệm điều phối nước cho các quốc gia phía hạ nguồn.

     Tướng Cò giải thích, “Nhưng nhiều thời điểm Trung Quốc cố tình không điều phối nước cho Việt Nam, thậm chí có lúc đập hồ thủy điện xả bất ngờ, không thông báo trước, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại tính mạng con người Việt Nam. Đề nghị chính phủ và các tỉnh biên giới phải có công hàm, yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho Việt Nam nếu là do Trung Quốc gây nên, bảo đảm công ước quốc tế, các văn bản thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

     Về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn, Sùng Thìn Cò nói rằng theo ông biết, hiện mỗi năm Việt Nam chi hơn $500 triệu USD mua hàng ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật về phục vụ sản xuất.
     “Hiện nay, nguy cơ ô nhiễm môi trường đất đai, nguồn nước ở nông thôn và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tỷ lệ ung thư ở nông dân tăng cao, đề nghị chính phủ sớm có giải pháp giải quyết để người dân yên tâm,” ông Cò đề nghị.

Dịch tả heo lan ra 48 tỉnh thành Việt Nam

heo chet vi dich.jpg

Chuyên viên rắc vôi bột khử trùng trước khi vận chuyển đàn heo bị dịch đến địa điểm tiêu hủy. (Báo Đắk Lắk)
Nguy cơ bị thiệt hại lớn trong ngành nông nghiệp đang tiếp tục trở thành một thực tế không tránh khỏi.

     Trong ngày thứ Sáu, dịch tả heo Châu Phi đã lan tới 48 trong tổng số 63 tỉnh thành ở Việt Nam, với tổng cộng 300 huyện, trên 3,000 đàn heo; số lượng heo bị tiêu hủy lên tới 2 triệu con, chiếm 6.5% tổng số heo trên toàn quốc.

     Đó là số liệu được ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công bố hôm thứ Sáu, 31/5, tại phiên thảo luận ở Quốc Hội.

     Báo chí trong nước loan tin cùng ngày cho biết bộ trưởng Nông Nghiệp nhận định dịch tả lợn Châu Phi hiện nay gây thiệt hại vô cùng lớn cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam và là vấn đề chưa từng xảy ra ở Việt Nam và ngành chăn nuôi thế giới.

     Theo bộ trưởng, diễn biến thời tiết phức tạp và tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lan rộng, đặc biệt tấn công những trang trại lớn, nếu như không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Ông Cường nói giải pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học là vũ khí duy nhất để ngăn, không để dịch lan rộng tiếp.

     Báo trong nước nói hiện vẫn còn hơn 90% đàn lợn vẫn sạch, không bị bệnh ở Việt Nam nên cần tuyên truyền để người dân không quay lưng với thịt lợn, và đồng thời cảnh báo giá thịt lợn trên thị trường có thể sốt cao vào quý III, IV do khủng khoảng thiếu.

     Bộ Trưởng Cường cho biết Bộ Công Thương cùng Bộ Nông Nghiệp và các doanh nghiệp đã họp bàn cách thức giết mổ để dự trữ thịt đông lạnh.

     Ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam được nói đạt $4 tỷ Mỹ kim, chiếm 10% tổng giá trị ngành nông nghiệp.

     Tại Việt Nam, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên vào đầu tháng Hai năm nay. Trong năm qua, dịch đã xuất hiện tại Trung Quốc và Mông Cổ trước khi lan truyền qua Việt Nam.

Cá chết khô nhiều cây số bên bờ sông La Ngà

xac ca xep chong ken nhau

Xác cá xếp chồng lên nhau (Vietnamnet)

     ĐỒNG NAI – Tình trạng cá chết phơi khô xác dọc khu vực hạ lưu sông La Ngà, xã La Ngà, huyện Định Quán đã bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm nặng. Tin của Vietnamnet cho biết các loại cá diêu hồng đủ trọng lượng lẫn kích thước phần trên bị cháy khô và mặt dưới thối rửa.

     Nhiều người dân nuôi cá lồng bè trên dòng sông La Ngà cho biết đó là xác cá do thảm họa xảy ra hôm 16/5 vừa qua. Sau một đêm mưa lớn cá chết nổi trắng dòng sông. Người dân vớt cá không xuể nên những cá chết còn lại theo dòng nước dạt vào bờ, khi nước rút thì nằm lại và cháy khô do nắng nóng.

     Một số người dân nuôi cá lồng bè tại khu vực này cho rằng, họ nuôi cá qua bao nhiêu đời, gặp nhiều trận mưa lớn, bão lũ nhưng chưa bao giờ thấy vì mưa mà cá chết nhiều như vậy. Người dân khẳng định là do nguồn nước ô nhiễm đã hòa và dòng sông chứ chắc chắn không phải do mưa lớn gây ra.

     Thống kê cho thấy có gần 1,000 ngàn tấn cá chết trên sông La Ngà. Trước tình trạng này, quan chức chính phủ chỉ đưa ra chỉ thị rập khuôn như mỗi khi xảy ra thảm họa môi sinh. Phó Thủ Tướng Thường Trực Trương Hòa Bình yêu cầu Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai “tập trung chỉ đạo” các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở xác định nguyên nhân và “tiến hành các biện pháp xử lý triệt để.”

     Trương Hòa Bình cũng yêu cầu cơ quan địa phương “cần thu gom, xử lý cá chết kịp thời để bảo đảm vệ sinh môi trường.” Thời hạn báo cáo cho thủ tướng kết của công tác này là vào ngày 30 tháng 6.

160422023015_fish_640x360_doisongphapluat_nocredit