LỄ NHẬP QUAN THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH.

Cùng Bạn Đọc,

Mời Bạn Nhìn vào giờ phút cuối của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, của một đời người, ta có thể biết được cuộc sống đạo đức của người đó như thế nào. Nam Mô A Di Đà Phật.

Chúc các Bạn thân tâm thường an lạc.

Thân mến,

DTQT. 29/01/20

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được các tăng ni di chuyển từ mật thất đến thiền đường Trăng Rằm Tổ đình Từ Hiếu (TP Huế) để thực hiện nghi lễ nhập kim quan.

Lễ nhập kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Đông đảo đệ tử tham gia Lễ nhập kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

CHUYỆN CON HỔ MẸ HEO. (Sohu)

Cùng Bạn Đọc,

Một câu chuyện thật dễ thương trong một sở thú Sriracha tại Pattaya Thái Lan. Dã-Thảo reblogged từ “Tổ Quốc Chuyện Trang Trí Thức Trẻ” Mời Bạn đọc.

Thân mến,

DTQT. 28/01/2022.

Trong một vườn thú tại Thái Lan, một con lợn nái đã nuôi dưỡng hổ từ khi còn nhỏ, tuy nhiên, phản ứng của con hổ khi lớn đã khiến các nhân viên sở thú bất ngờ.

Hổ vốn là chúa sơn lâm uy mãnh, trên đầu khắc một chữ “vương” (王), khi đi săn có thể hạ gục mọi con mồi. Ngược lại, lợn chỉ là loài vật nuôi hiền lành, yếu đuối, dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho bất kỳ loài ăn thịt nào. Ấy vậy mà câu chuyện ngược đời lợn nái nuôi lớn hổ lại diễn ra trong một vườn thú Thái Lan.

Vườn thú Sriracha tại Pattaya, Thái Lan là nơi sinh sống của hơn 300 con hổ Bengal từ sơ sinh đến trưởng thành, cùng đại gia đình cá sấu, voi, khỉ.

Tại đây có một con hổ cái cư xử rất kỳ lạ. Trong thời kỳ mang thai, nó ít khi ăn uống và cực kỳ hung dữ, dường như sợ con người làm hại nó. Các nhân viên sở thú không dễ dàng gì tiếp cận được nó, chỉ có thể để thức ăn ở đó chờ hổ cái tự ăn.

Tới khi hổ con chào đời, hổ cái vẫn luôn trong trạng thái mệt mỏi và không màng đến chuyện chăm sóc con.

Sở thú Sriracha vô cùng lo lắng cho hổ con, họ quyết định chuyển con hổ đến nhờ một “người mẹ” khác chăm sóc. Tiêu chuẩn tìm mẹ cho hổ bao gồm: Thân hình to lớn, hiền lành, đủ sữa cho ăn. Do những con hổ trong sở thú không chịu chăm sóc con của kẻ khác nên cuối cùng, lựa chọn của các nhân viên chính là… một con lợn nái.

Hổ con khi được đưa vào chuồng lợn còn chưa mở mắt, chỉ có thể dùng mũi hít ngửi lợn mẹ. Hổ được lợn mẹ nuôi lớn vô cùng ngoan ngoãn, khỏe mạnh, thường hay chạy nhảy vui chơi.

Đến khi đủ trưởng thành, người ta nhận thấy hổ không cần uống sữa nữa nên đã chuyển nó tới nơi ở mới. Tuy nhiên, phản ứng lúc này của con hổ lại vô cùng chán nản, buồn rầu, nó nằm im trong chuồng cả ngày không hề nhúc nhích như thể muốn quay về với mẹ.

Thấy vậy, các nhân viên lại chuyển hổ quay lại chuồng lợn thì con hổ lập tức vui vẻ, năng động như thường. Giờ đây, dù đã to lớn hơn nhiều nhưng nó vẫn tỏ ra vô cùng hạnh phúc khi rúc vào ngủ trong vòng tay “mẹ lợn nái”.

Con mồi nuôi kẻ săn mồi: Thái độ của con hổ khi lớn khiến nhân viên sở thú bất ngờ - Ảnh 3.
Hổ đã lớn vẫn quấn quýt bên lợn mẹ. Ảnh: EPA

Câu chuyện ngược đời con mồi nuôi dưỡng kẻ săn mồi đã được chia sẻ trên trang báo điện tử Sohu, khiến nhiều người suy ngẫm về tình mẫu tử giữa các loài động vật, ngay cả kẻ săn mồi máu lạnh như hổ cũng nảy sinh tình cảm sâu sắc với con lợn đã nuôi nấng mình.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là câu chuyện diễn ra trong vườn thú, dưới sự can thiệp của con người, còn trong thế giới tự nhiên khốc liệt thì điều này dường như là không thể.

Bài viết tham khảo từ Sohu

Con mồi nuôi kẻ săn mồi: Thái độ của con hổ khi lớn khiến nhân viên sở thú bất ngờ - Ảnh 3.
Con Hổ Mẹ Heo.

TÓC KHÔNG BẠC. (Dã-Thảo)

Cùng Bạn đọc,

Chiều nay đọc bài viết của Hải Hà có nói đến chuyện tóc bạc nên Dã-Thảo có làm ngay bài thơ này tặng Hải Hà. Mời Bạn đọc, Chúc các Bạn một ngày an vui hạnh phúc.

Thân mến,

DTQT, 23/01/2022

Tóc có bạc nhưng tâm hồn vẫn trẻ,
Đó là diều cần nhất phải không em,
Sáng mai này em thức dậy sau đêm,
Nếu không ngủ tóc có vài gợn trắng!

Thì đừng nói rằng tại em đã già.
Nhuộm tóc đi níu thời gian lại chớ,
Ở ngoài kia trời còn ửng nắng hồng.
Dù thời gian có đứng lại hay không.

Thân tặng Hải Hà.
DTQT.

Cha Con & Đất Nước

Reblogged this on dathaoqutran.com
Cảm ơn Tưởng Năng Tiến.

DTQT. 23/01/2021

sổ tay thường dân

Với thời gian, tôi bắt đầu nhận ra (mỗi lúc một rõ thêm) những dấu hiệu bất thường của tuổi già. Tôi không biết sáng nay mình đã uống thuốc cao máu hay chưa? Cũng chả rõ bữa trưa hôm qua mình ăn cái gì (nữa) nhưng lại thường nhớ như in những chuyện đã xa lắc xa lơ, từ hồi năm một ngàn chín trăm … nào đó!

Chiều nay, may quá, trí nhớ của tôi bỗng hoạt động có vẻ bình thường trở lại. Tôi chợt nhớ đến một bài viết cũ (“Người Ra Đi Đầu Không Ngoảnh Lại”) nhưng không cũ lắm, mới cách đây không lâu, của Người Buôn Gió. Xin ghi lại vài đoạn chính:

View original post 1,492 more words

BỐN ĐIỀU ĐỨC PHẬT KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC

Cùng Bạn Đọc,

Mời Bạn đọc câu chuyện nhỏ: Bốn Điều Đức Phật Không Thể Làm Được

Có một đệ tử hỏi Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có đầy thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn quá nhiều chúng sinh chịu khổ vậy?”.

Image result for hình đức phật

Phật rằng: “Ta tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có bốn điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là:”

Điều 1: Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
Điều 2: Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.

Điều 3: Diệu pháp không thể diễn tả được, Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
Điều 4: Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước; Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.

HẠO NHIÊN/PHẬT HỌC ĐỜI SỐNG

From Internet

DTQT, 08/01/2022