Cùng Bạn Đọc,
Dã-Thảo cảm ơn Anh Longkangaroo đã gởi cho DT file này. Xin phép Anh Long cho Thảo reblog để share với các Bạn. Mời Bạn đọc một chuyện tếu nho nhỏ không biết của tác giả nào viết, nhưng thấy Anh Long có “đưa” vào đọc, trước khi đọc file chính của Anh, DT đọc thấy hình như “lạ” và bật cười nên muốn các Bạn cùng cười cho vui. Đọc xong chuyện vui mời Bạn đọc tiếp một bài viết rất có giá trị của Triệu Hoài An -Tổng Thư Ký Nghiệp đoàn Báo Chí VN do Anh Longkangaroo giới thiệu.
Thân mến,
DTQT. 30/11/2018.
GIÁO DỤC XHCN -VN-Thanh tra trường cấp quận 😋
Đoàn thanh tra do ông Phùng Xuân Nhạ Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dẫn đầu, đến thanh tra một trường học cấp quận. Ông Nhạ chỉ vào quả địa cầu trong lớp và hỏi một học sinh:
– Hãy cho tôi biết tại sao trục quả cầu này lại nghiêng như thế? Em học sinh sợ sệt trả lời :
– Dạ không phải em làm đâu ạ!
Ông Nhạ quay sang hỏi một học sinh khác.
Em này run run nói:
– Mọi người đều thấy…em mới vừa vào lớp mà!
Ông Nhạ lắc đầu quay qua nhìn thầy giáo.
Thầy giáo mặt đầy vẻ biết lỗi.
– Không thể trách các em được ạ! Quả địa cầu này khi mua về đã nghiêng thế rồi.
Thầy hiệu trưởng đứng kế bên nhìn thấy nét mặt ngày càng khó coi của ông Phùng Xuân Nhạ, vội vàng giải thích:
– Dạ là vì…để Thủ tướng xem cho dễ ạ!
Ông bộ trưởng nổi nóng đập bàn.
– Nói vớ vẫn!
Thầy hiệu trưởng có vẻ thành khẩn.
– Nói ra thật xấu hổ, vì kinh phí nhà trường có hạn nên chúng tôi chỉ có thể mua được hàng vỉa hè, nên không đảm bảo chất lượng.
Mặt ông bộ trưởng Nhạ tím ngắt, giận dữ đập bàn hét:
– Toàn một lũ đầu óc bả đậu, quả địa cầu bị nghiêng…thì phải kiếm cái gì kê lên cho nó thẳng chứ.
**********
Người Sài Gòn đêm ngủ lang, sáng xếp
hàng dài chờ sửa xe máy
Người dân phải dán cảnh báo hố sâu cho người đi đường – Ảnh: NGỌC HIỂN
Tại đường Đinh Bộ Lĩnh, Chu Văn An, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q. Bình Thạnh), nhiều đoạn nước vẫn còn ngập sâu đến đầu gối khiến xe cộ của người dân liên tục chết máy.
Nhiều xe hơi cũng chết máy nằm im lìm ngay giữa đường. Các tiệm sửa xe trên các con đường này có hàng dài người xếp hàng chờ đến lượt sửa xe.
Xếp hàng chờ sửa xe tại một tiệm bảo dưỡng xe máy trên đường Nơ Trang Long (Q. Bình Thạnh), anh Huỳnh Văn Nam (30 tuổi) cho biết đêm 25-11, anh phải thuê khách sạn ngủ bởi xe chết máy không thể về nhà.
Sống ở đường Cộng Hòa (Q. Tân Bình), có công việc nên tối 25-11 anh Nam phải đến đường Nguyễn Gia Trí (Q. Bình Thạnh) nhưng lại không thể về vì nước ngập quá đầu gối, xe chết máy không thể di chuyển. Do vậy, anh Nam đành bỏ ra 200.000 đồng ngủ tại khách sạn.
Dân Sài Gòn xếp hàng chờ sửa xe máy – Video: NGỌC HIỂN
Còn với gia đình của anh Đỗ Trọng Tân (Q. Bình Tân), cả 6 người phải ngủ lại nhà người quen ở khu vực Thanh Đa (Q. Bình Thạnh) nhưng sáng nay trở về lại bị ngập nước trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh khiến mấy chiếc xe tay ga đều chết máy.
Tương tự, anh Lê Văn Tiến (ngụ đường Đinh Bộ Lĩnh) cũng cho biết trong nhà phải kê đồ đạc lên cao nửa mét bởi nước tràn vào khiến cuộc sống cả gia đình đảo lộn.
Người dân xếp hàng chờ sửa xe máy – Ảnh: NGỌC HIỂN
Hai cô gái bì bõm lội nước trên đường Đinh Bộ Lĩnh (Q. Bình Thạnh) sáng 26-11 – Ảnh: NGỌC HIỂN
Nhiều người trễ giờ làm, đảo lộn công việc bởi ngập nước, xe hỏng, kẹt xe – Ảnh: NGỌC HIỂN
Gia đình anh Đỗ Trọng Tân phải ngủ đêm ở nhà người quen tại Bình Thạnh và sáng sớm nay phải đi sửa xe tại đường Nơ Trang Long do cả mấy chiếc xe trong gia đình đều bị ngập nước – Ảnh: NGỌC HIỂN
Dân Sài Gòn dắt tay nhau lội qua biển nước sáng 26-11 – Ảnh: NGỌC HIỂN
Xe hơi chết máy nằm im lìm giữa dòng xe cộ sáng 26-11 – Ảnh: NGỌC HIỂN
Đến 9h sáng 26-11, đường Chu Văn An (Q. Bình Thạnh) vẫn còn ngập nước – Ảnh: NGỌC HIỂN
Chương trình tái thiết kiến trúc cho Việt Nam.
Xem chi tiết về chương trình này tại đây: https://goo.gl/rRvoJi
Nguyên nhân nào Sài Gòn ngập nặng
Hòn Ngọc Viễn Đông Đã Bị Xóa Tên
Hòn Ngọc Viễn Đông Đã Bị Xóa Tên
Nguyên nhân sâu xa nào Sài Gòn ngập nặng
Nếu như không có “Phỏng dái” 30/4 một Thành phố bị sang tên “Thành Hồ” có bị ngập nặng hay không?
Vì ai gây ra nông nổi thế này?
Xin đọc và tìm hiểu qua Nhà Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
KIẾN TRÚC SƯ NGÔ VIẾT THỤ: VÌ SAO SÀI GÒN NGẬP NẶNG
Lời tòa soạn: Ông là nhà kiến trúc xuất sắc bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, và có lẽ là kiến trúc sư tài ba nhất của đất nước trong thế kỷ XX. Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam đưa ra đây câu chuyện về ông trên Internet để giới thiệu cho các sinh viên ngành xây dựng và kiến trúc một tấm gương để học hỏi.
Trong giai đoạn 1950-1955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia ở Paris. Năm 1955, ông nhận giải nhất Giải thưởng lớn Rôma về kiến trúc, nội thất thường được gọi là khôi nguyên La mã. Sau đó ông nhận bằng tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G.
Trong thời gian 1955-1958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis của viện hàn lâm Pháp tại Roma để làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc.
Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) cùng với một số kiến trúc sư, danh tiếng cùng thời. Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Nổi bật là dinh Độc Lập (1961-1966), Viện Đại học Huế (1961-1963), Viện Hạt nhân Đà Lạt (1962-1965), Làng Đại học Thủ Đức (1962), chợ Đà Lạt (1962), khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962)…
*****TRƯỚC KHI RỜI SÀI GÒN KIẾN TRÚC SƯ NGÔ VIẾT THỤ CĂN DẶN LẠI NHƯ MỘT DI CHÚC: Không được phát triển thành phố về hướng Nam & Đông Nam. Nếu muốn mở rộng thành phố thì hãy mở rộng về hướng Tây và Tây Bắc. Vì hướng Nam và Đông Nam là nơi duy nhất thoát nước cho thành phố Sài Gòn.”
*****Việc ngập lụt của Sài Gòn còn cần phải kể đến chuỗi thành tích bán đất thịt để đổi lấy xi-măng gạch đá của tư duy công nghiệp nặng mà những người cộng sản có niềm tin quyết thắng là sẽ thành công. Khi có các tòa nhà, các biệt thự…và vài ba đồng tiền trước mắt thì nước mưa không có chỗ đất thịt để trôi đến và ngấm vào. Nước đọng lại trong thành phố không chảy đi được, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sự xuẩn động của những kẻ cai trị thành phố qua các thời kỳ đã cho phát triển thành phố về hướng Nam và Đông nam nên ngày nay Sài Gòn ngập lụt, vô phương cứu chữa.
Ở trường đại học Nông Lâm tại Sài Gòn, có khắc tên vinh danh kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người thiết kế nên cả nền kiến trúc trường này, nay đã bị “ai đó” cố tình dời đi.
Sau khi từ trần, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ có truyền tử là kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn là một kiến trúc sư danh giá của Việt Nam, và tiếp nối tấm gương của người bố, ông Nam Sơn có nhiều đóng góp giá trị về học thuật cho nền kiến trúc nước nhà.
Viết bởi Triệu Hoài An-Tổng thư ký, Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam
Bài viết thuộc Chương trình tái thiết kiến trúc cho Việt Nam.
Xem chi tiết về chương trình này tại đây: https://goo.gl/rRvoJi
Đăng lần đầu ngày 22 tháng 05 năm 2018- Cập nhật mới nhất ngày 27 tháng 11 năm 2018