KHÔNG CÓ GIAO THỪA.

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo post bài thơ này, lên vườn hoa trang nhà, để nhớ lại ngày 30 tháng chạp vừa qua, ngày cận Tết Âm Lịch, Xuân Kỷ Hợi 2019. Khi nhìn thấy những người bán hoa cắt bỏ những cánh mai vàng tươi đẹp vứt xuống sông chứ nhất định không chịu bán cho những người chờ đến giờ chót mới đi mua với giá rẻ. Những chậu hoa thật đẹp khác cũng đều bị những người bán thu lại hết vứt lên xe rác, mặc dầu vẫn còn có người năn nỉ để mua. Dã-Thảo thấy buồn và thương xót cho tất cả mọi người, người bán lẫn người mua, thương xót và xúc động cho cả những chậu hoa đẹp rực rỡ bị vùi dập một cách đáng thương nữa kìa, xe chở rác đến xúc hết, thấy sao buồn quá các Bạn ơi! Mời Bạn đọc bài thơ “Không Có Giao Thừa” Dã-Thảo làm vào ngày 05/02/2019 tức là Mồng Một Tết năm Kỷ Hợi.

Thân mến,

DTQT. 30/03/2019.

Em không đón giao thừa,

Ở đây nắng không mưa,

Gió buồn mang sắc nhớ,

Hỏi gió có về không?

Việt Nam buồn ghê lắm,

Hôm qua thấy vườn hoa,

Người bán đem vứt bỏ,

Vào xe rác, không cho

Người đến muộn mua rẻ,

Của cực nhọc năm dài.

Những cành mai thật đẹp,

Người bán cắt bỏ sông,

Đem gốc mai về nhà,

Chờ sang năm cắt nữa?

Hỏi có ai khóc không?

Tôi nước mắt lưng tròng.

Ở đây buồn ghê lắm,

Quê nhà cũng chẳng vui,

Mùa xuân sao nức nở,

Như chết ở trong lòng.

DTQT. 05/02/2019.

     Dã-Thảo copy tin dưới đây của báo Người Việt từ internet, bài viết của Tr.N, mời các bạn để chút thì giờ quý báu đọc qua bài này để thông cảm nỗi đau khổ, buôn bán, của người Việt trên quê hương mình.

Ba Mươi Tết, ế ẩm, nhà vườn đành phải vứt hoa kiểng vào thùng rác

Không bán được nên tiểu thương đành phải bỏ những giỏ đào lên xe rác, chịu lỗ. (Hình: Báo Thanh Niên)

     SÀI GÒN, Việt Nam (VN) – Đến giờ chót trưa ngày 30 Tết Kỷ Hợi, người mua trả giá thấp, nhà vườn không chấp nhận bán, thà để hoa bị ép thành rác chứ nhất quyết không cho kẻ khác “hôi của” chịu lỗ.

     Đến 12 giờ trưa ngày 30 tháng Chạp (4 Tháng Hai, 2019) khi loa phát thanh thông báo yêu cầu tiểu thương bán hoa ở Chợ Hoa Công Viên 23-9 (quận 1) trả lại mặt bằng thì vẫn còn nhiều tiểu thương bán hoa kiểng ế ẩm, chưa bán hết hàng đành “bấm bụng” cho cả trăm giỏ hoa lên xe rác.

     Ông Thành (quê Bến Tre) người bán hoa cúc ở chợ hoa Công viên 23.9 liên tục hạ giá: 200,000 đồng/cặp; 180,000 đồng/cặp; 140,000 đồng/cặp rồi 100,000 đồng/cặp… Thế nhưng vẫn còn người mua kỳ kèo, thêm bớt.

   -“Lỗ lắm rồi cô bác ơi, hồi đầu tui mới đem lên bán 200.000 đồng/chậu đó. Nay chỉ cần đủ vốn trả tiền thuê mặt bằng, trả tiền công rồi về quê thôi. Cô bác làm ơn mua dùm!” ông Thành nói như muốn khóc.

     Thế nhưng, theo báo Tiền Phong, gần cả trăm chậu cúc vẫn không kịp bán hết, quá giờ quy định, ông Thành bèn tự tay đập hoa, thảy tất lên xe ép rác. Nhiều người xúm vào xin nhưng ông cương quyết: “Tui đã hạ giá lắm rồi nhưng mọi người không mua, nay tui cho hết lên xe rác.”

     Anh Nguyễn Thanh Sang (người bán hoa ở Sa Đéc, Đồng Tháp) bật khóc cho báo Thanh Niên biết, anh mang 2,000 chậu hoa cúc lên bán ở Chợ Hoa Công Viên 23.9. Đến hơn 12 giờ, ế còn lại khoảng 800 chậu.

     Theo anh, cũng như ông Thành, hoa còn nhiều nhưng nhiều người đến mua cố ép giá đến mức “không bán được”. Năm nay anh lỗ khoảng 20 triệu đồng ($860) chưa kể nhân công gia đình chăm sóc và công sức gia đình buôn bán ròng rã mấy tháng trời.

     Cùng cảnh ngộ là khu vực bán đào, nằm ở mặt tiền đường Lê Lai (quận 1), đến cận giờ trả mặt bằng, hàng trăm gốc đào ế vẫn nằm chỏng chơ đợi khách. Mặc dù trước đó có rất nhiều người đến mua đào, nhưng đến giờ chót, nhiều người mua trả giá thấp, trong khi người bán vẫn giữ giá ở mức giá khá cao từ 500,000 đồng đến 2 triệu đồng/gốc ($21- $86).

Sau khi đến giờ trả mặt bằng, hàng trăm gốc đào này cũng rơi vào cảnh phải bỏ lên xe rác để trả lại mặt bằng.

Hoa cúc “ế” ở Chợ Hoa Công Viên bị vứt lên xe rác vào trưa ngày 30 Tết. (Hình: Báo Thanh Niên)

     Anh Chương, người bán đào cho biết, năm nay anh mang lên Chợ Hoa Công Viên 23.9 khoảng trên dưới 500 gốc đào, nhưng đến thời điểm dọn chợ còn lại hơn 100 gốc đào phải thuê xe chở đi bán dạo, chỉ 100,000 đồng/cây ($4.3)

     Tương tự, bà Thủy (quê Hưng Yên), bán tắc kiểng cũng còn gần chục cây bị đem đi ép rác. Bà ngậm ngùi: “Phút cuối tôi cũng giảm còn 100,000 đồng/chậu thôi nhưng khách vẫn đòi bớt. Thôi, coi như năm nay không có Tết vậy.”

     Dư luận cho rằng, dù chia sẻ, thông cảm với những giọt nước mắt của nhà vườn khi phải đem tiền mà đỗ hố rác, nhưng đây cũng không phải lỗi của người mua. Nguyên tắc của kinh doanh vẫn là “thuận mua vừa bán” người mua hoa trưa 30 Tết không có lỗi.

     Cái chính là vai trò quản lý của Nhà nước trong việc định hướng, thông tin về nhu cầu, hỗ trợ nhà vườn ở đâu? Nếu cứ để nhà vườn trồng rồi đem lên thành phố bất chấp sức mua, nguồn cung và lại đập bỏ thì nhà vườn còn phải “khóc dài dài”. (Tr.N)

XUAN BINH THAN

THƠ MÌ ĂN LIỀN (Hạ Thái)

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo đọc bài thơ này của Anh Hạ Thái trên Facebook, buồn nhiều, nên đã xin phép anh được copy để reblog trên trang nhà, Anh Hạ Thái vui lòng nhận nên, DT copy mời Bạn đọc “Mì Ăn Liền”. Cảm ơn Anh Hạ Thái.

Thân mến,

DTQT. 29/03/2019.

NGÀY 19/01/1974 TÀU CỘNG CƯỞNG CHIẾM HOÀNG SA, VIỆT CỘNG HOAN HÔ – NGÀY 14/03/1988 TÀU CỘNG ĐÁNH GẠC MA, VIỆT CỘNG RA LỆNH DÂNG ĐẢO

Mỗ có thơ mì ăn liền Hai Con Dế như sau:

Nước nhà hơn bốn nghìn năm văn hiến
Từng vẻ vang với những bậc đại anh hùng
Tự xa xưa ta có Hai Bà Trưng
Phất cờ dấy binh diệt Tàu Tô Định

Nào Hưng Đạo Vương con người thao lược
Cùng nhiều tướng tài oanh liệt thi gan
Đã bao lần Hán tặc cố tràn sang
Sóng Bạch Đằng mồ chôn cuồn cuộn xác

Ta có nào Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt
Dáng đòn cho quân Chệt phải ngậm ngùi
Nước mới yên trăm họ mới an vui
Ơn cao cả muôn đời sau tạc dạ

*

Kể từ “cách mạng mùa thu” đời khác lạ
Cách mạng lật lường: Đá bát vừa ăn xong
Cải Cách Ruộng Đất ngàn nỗi bất công
Cả miền Bắc dầm dề trên vũng máu.

Nhân Văn Giai Phẩm trăm hoa đua nở
Cái bẫy giăng tóm sạch những tài hoa
Cả miền Bắc như một cái nhà ma
Hai mươi năm không ai nặn ra tác phẩm!

Nền văn hóa què dạ trình thưa bẩm
Đứa không vào phe nhất quyết ra rìa
Vào một mâm bánh vẽ chúng ăn chia*
Nguyễn Tuân nói sống đây nhờ biết sợ*

Phải theo lệnh Nga Tàu bởi còn cục nợ
Tư tưởng Mác Mao đảng nhận nặn nhào
Nền độc tài đảng trị chất tầng cao
Có Tàu Khựa đỡ lưng yên cái bục

Chỉ biết cúi đầu mà không hề biết nhục
Nói những câu ghi tiếng bẩn ngàn sau
“Đánh Mỹ Ngụy là đánh cho Nga Tàu
Không gì bằng độc lập tự do là vậy?

Cho nên khi chủ cười thì cẩu vẫy đuôi
Nếu nước Chủ hiếp dân, đổ cho
“nước lạ
Tàu đánh ta, lãnh đạo cho là
“dạy dỗ
Quân lính hy sinh cứ việc quên đi.

*

Ngày 19 tháng 01 năm 74
Tàu đánh chiến Hoàng Sa Đảng
“ta
” hoan hỷ!
Rồi ngày 14 tháng 03 năm 88
Tàu đánh Gạc Ma, đảng
“ta” lệnh treo bạch kỳ

Mẹ Việt Nam ơi, toàn những chuyện sầu bi
Kể từ ngày trùm lên dân trang tà thuyết
Theo Cộng Sản là con đường tận diệt
Họ thờ Tàu dù đất nước điêu linh!

Nghe huênh hoang ra đường gặp anh hùng
Sao cấp lãnh đạo toàn điên khùng một lũ!

Hạ Thái (15/03/2019)

**********

     Và tiếp theo đây là: “DZUI KHÔNG NÈ”, sở dĩ Dã-Thảo có được file này là vì DT đi lang thang qua thăm Facebook của Anh Hạ Thái nên được đọc bản tin mới nhận của Anh từ: info@mail.whitehose.gov). DT nhận thấy Anh hay diễu, lúc nào cũng cười “he he°. Như tựa đề tin vui này. Dã-Thảo copy cả bản tiếng Anh và tiếng Việt để các Bạn đọc cho vui. 

DZUI KHÔNG NÈ

(Bản tin mới nhận từ: info@mail.whitehouse.gov)

First Lady of Venezuela visits the White House

     Venezuelan Interim President Juan Guaido is a tremendous leader working hard to free his country from the grips of a socialist dictatorship. Today, President Donald J. Trump welcomed his wife, Interim First Lady Fabiana Rosales, to the White House.

   Venezuela’s story is unfathomable. Once the wealthiest country in South America, years of massive wealth confiscation, suppressed free speech, and rigged elections have brought the country to the brink of ruin. Today, nearly 90 percent of Venezuelans live in poverty. In 2018, hyperinflation in Venezuela exceeded a staggering 1 million percent.

    “Everything’s broken,” President Trump said today of the Maduro regime’s destruction. “They have no water . . . The lights are out.”

     First Lady Rosales thanked the United States today for its leadership on the world stage. In January, Venezuela’s National Assembly invoked its constitutional right to declare Guaido, President of the Assembly, as the country’s legitimate leader. Within 30 minutes, America was the first nation in the world to officially recognize President Guaido.

     “To see [President Guaido] and his courageous wife stand before the crowds and take that oath of office under the constitution of Venezuela was inspiring not just to people across our hemisphere and across this country, but all over the world,” Vice President Mike Pence said before today’s bilateral meeting between U.S. and Venezuelan officials. In the days that followed that oath, the Maduro regime unleashed untold horror—blocking humanitarian aid, killing innocent civilians, and burning medical supplies.

     “Eighty percent of the population in Venezuela has no power. They are trying to break our morale,” Ms. Rosales said today. “They want to submerge us in eternal darkness. But let me tell you that there is light, and the light is here.”

     America and the rest of the world are watching closely. The Venezuelan people do not stand alone.

– Đệ nhất phu nhân Venezuela thăm Nhà Trắng

     Tổng thống lâm thời Venezuela Juan Guaido là một nhà lãnh đạo vĩ đại đang làm việc chăm chỉ để giải phóng đất nước của mình khỏi sự kìm kẹp của một chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa. Hôm nay, Tổng thống Donald J. Trump đã chào đón vợ, Đệ nhất phu nhân tạm thời Fabiana Rosales, tới Nhà Trắng.

     Câu chuyện Venezuela là không thể đo đếm được. Từng là quốc gia giàu có nhất ở Nam Mỹ, nhiều năm bị tịch thu tài sản khổng lồ, đàn áp tự do ngôn luận và bầu cử nghiêm ngặt đã đưa đất nước này đến bờ vực hoang tàn. Ngày nay, gần 90 phần trăm người Venezuela sống trong nghèo đói. Năm 2018, siêu lạm phát ở Venezuela đã vượt quá 1 triệu phần trăm đáng kinh ngạc.

     Hôm nay, mọi thứ đều bị phá vỡ, Tổng thống Trump nói về sự hủy diệt của chế độ Maduro. Họ không có nước. . . Đèn đã tắt.

     Đệ nhất phu nhân Rosales cảm ơn Hoa Kỳ hôm nay vì sự lãnh đạo của họ trên trường thế giới. Vào tháng 1, Quốc hội Venezuela, đã viện dẫn quyền lập hiến của mình để tuyên bố Guaido, Chủ tịch Hội đồng, với tư cách là nhà lãnh đạo hợp pháp của đất nước. Trong vòng 30 phút, Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức công nhận Tổng thống Guaido.

     Để xem [Tổng thống Guaido] và người vợ can đảm đứng trước đám đông và tuyên thệ nhậm chức theo hiến pháp Venezuela đã truyền cảm hứng không chỉ cho mọi người trên khắp bán cầu của chúng tôi và trên khắp đất nước này, mà trên toàn thế giới, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết trước cuộc gặp song phương hôm nay giữa các quan chức Mỹ và Venezuela. Trong những ngày sau lời thề đó, chế độ Maduro đã giải phóng nỗi kinh hoàng chưa từng thấy, ngăn chặn viện trợ nhân đạo, giết hại thường dân vô tội và đốt các vật tư y tế.

     Tám mươi phần trăm dân số ở Venezuela không có quyền lực. Họ đang cố gắng phá vỡ tinh thần của chúng tôi, cô Rosales nói hôm nay. Họ muốn nhấn chìm chúng ta trong bóng tối vĩnh cửu. Nhưng hãy để tôi nói với bạn rằng có ánh sáng, và ánh sáng ở đây.

     Mỹ và phần còn lại của thế giới đang theo dõi chặt chẽ. Người dân Venezuela không đứng một mình.(Google Translate)

thK1INH6F3.jpg Venezuela flag

CHỪNG NÀO TỚI PHIÊN VIỆT NAM.

Cùng Bạn Đọc,

     Nhận được file này từ Anh Longkangaroo, bài viết của Nguyễn Nhơn đã post trên Hải Ngoại Phiếm Đàm 17/03/2019. Bài viết đưa ra nhiều chuyện đã xảy ra trên các lãnh thổ cạnh trung quốc để nhắc nhở chúng ta về số phận Việt Nam dưới sự thống trị của bọn cầm quyền cộng sản hung tàn độc ác và đang tìm đủ mọi cách để bán nước cho tàu. Dã-Thảo xin phép tác giả Nguyễn Nhơn và Anh Longkangaroo được Reblog file này lên trang nhà, thành thật cảm ơn. DT mời các Bạn viếng thăm trang nhà dathaoqutrn.

Thân mến,

DTQT, 27/03/2019.

Chừng nào tới phiên Việt Nam?

     Nguyễn Nhơn.

Mãn Châu đã mất Ngôn ngữ và Chữ viết
Tây Tạng hiện đang mất dần tiếng nói, chữ viết
Tân Cương đang thành bãi thử nghiệm hạt nhân và cấy ghép nội tạng
Chừng nào tới phiên nước Việt khốn khổ của tôi?!

Mãn Châu đã mất Ngôn ngữ và Chữ viết.

     Tiếng Mãn Châu hay Tiếng Mãn, thuộc họ ngôn ngữ Tungus, là tiếng mẹ đẻ của người Mãn Châu ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và từng là một trong những ngôn ngữ chính thức của triều đại nhà Thanh (1636-1911).

     Tiếng Mãn Châu đang có nguy cơ mất đi. Hiện nay, hầu hết người Mãn Châu nói tiếng Quan Thoại. Chỉ có chưa đến 70 người dùng tiếng Mãn Châu như tiếng mẹ đẻ hoặc pha trộn trong tổng số gần 10 triệu người Mãn Châu. Mặc dù tiếng Tích Bá, có 40.000 người sử dụng, được xem là giống với tiếng Mãn Châu, nhưng người nói tiếng Tích Bá lại sống ở miền viễn tây Tân Cương và là dân tộc khác với người Mãn Châu. (Wikipedia)

 Tây Tạng hiện đang mất dần tiếng nói, chữ viết.

     Sau 10 năm kiềm kẹp của Bắc Kinh, người Tây Tạng mất dần ngôn ngữ Bị Trung Cộng xâm lược vào năm 1950, người Tây Tạng đã trải qua vài lần nổi dậy nhưng bất thành. Đã 10 năm kể từ cuộc nổi dậy gần đây nhất, khu vực này dường như đã ổn định trở lại nhưng người dân tại vùng đất được coi là Thánh địa Phật giáo này đã mất đi nhiều điều quý giá. Mất dần ngôn ngữ riêng.

     Khi được hỏi người dân Tây Tạng nghĩ gì về lệnh cấm, người phụ nữ hạ giọng nói “Chúng ta hãy nói về chủ đề đó sau”. Đi ra xa ngôi đền, đến nơi có rất ít người xung quanh, người phụ nữ mới sẵn sàng trả lời câu hỏi. “Tôi kính trọng Đạt Lai Lạt Ma, nhưng chúng tôi không thể trưng bày ảnh của ông ấy vì những lý do chính trị”, cô cho biết. “Vì chính phủ sẽ không cho phép điều đó, chúng tôi không thể làm điều gì cả”, cô bổ sung và có chút xúc động.

     Người phụ nữ kiếm sống bằng cách làm hướng dẫn viên cho các khách du lịch người Hán từ Trung Cộng. Cô cho biết có thể nói giọng Trung Hoa chuẩn, nhưng tiếng Tây Tạng không nhiều, và thậm chí không thể đọc.

Hầu hết những người sống gần ngôi đền đã mất ngôn ngữ Tây Tạng, một người đàn ông sống tại một phần khác của tỉnh Thanh Hải cho biết “Chúng tôi phân biệt họ (người Tây Tạng) bằng cách gọi họ là “Người Tây Tạng của đền Taer” (the Tibetans of the Taer Temple).

     Người đàn ông nói thêm rằng đứa con trai của ông đã mất đi giọng Tây Tạng đúng gốc trong khi theo học tại một trường tiểu học ngôn ngữ tiếng Trung. “Thật buồn khi mất truyền thống, nhưng tôi không có lựa chọn khác ngoài việc để cho con tôi có được nền giáo dục ngôn ngữ Trung Hoa cho tương lai của chính nó”. – (kynguyenxanh.xyz › Thời Sự › Quốc tế)

      Tân Cương đang thành bãi thử nghiệm hạt nhân và cấy ghép nội tạng.

     Cựu bác sĩ Tân Cương Enver Tohti tiết lộ chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở Tân Cương và có liên quan tội ác “mổ cướp nội tạng”. Ông cho biết Tân Cương đã trở thành nơi thử vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh hóa, thử nghiệm cấy ghép nội tạng.

     Gần đây, cựu bác sĩ Tân Cương Enver Tohti tiết lộ với Epoch Times bức màn đen ĐCSTQ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và quan chức Trung Quốc tham gia vào tội ác “mổ cướp nội tạng” ở Tân Cương, ông lên án quan chức ĐCSTQ không xem người Tân Cương là người, Tân Cương đã trở thành bãi rác, nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân và sinh hóa, những người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) biến thành đối tượng lấy nội tạng.

…. Theo tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đưa tin ngày 30/4/2009, trong luận văn “ĐCSTQ và tình trạng khủng bố hạt nhân trên con đường tơ lụa”, giáo sư Jun Takada về phòng hộ hạt nhân thuộc Đại học Y khoa Sapporo Nhật Bản đã kết luận, có khoảng 190.000 người dân Tân Cương bị ảnh hưởng, nguy cơ đe dọa tính mạng vì thử nghiệm hạt nhân, số người bị ảnh hưởng bức xạ cấp tính lên đến 1,29 triệu người.

ĐCSTQ bí mật xây dựng kho nội tạng ở Tân Cương.

     Enver Tohti còn tiết lộ, năm ngoái ĐCSTQ cho mở cái gọi là “Công trình vì sức khỏe người dân” ở Tân Cương, chuyên thử máu của người Duy Ngô Nhĩ. Ông nghi ngờ đây là vì ĐCSTQ mở rộng quy mô cấy ghép tạng nên cho xây dựng nơi này làm kho dữ liệu nhóm máu phù hợp nội tạng phục vụ cho cấy ghép.

     Theo điều tra năm nay của nhà báo người Mỹ là Ethan Gutmann, đến nay đã có 99,7% người Uyghur hoàn thành kiểm tra nhóm máu.

     Ông Enver Tohti kêu gọi, nếu ai có ý định đi Trung Quốc thay tạng thì hãy suy nghĩ lại, nếu không có thể thành hung thủ gián tiếp, “vì kéo dài mạng sống của mình mà làm người khác thiệt mạng là không thể chấp nhận, làm người phải tuân thủ giới hạn luân lý!” – (https://trithucvn.net/…/cuu-bac-si-tan-cuong-chia-se-ve-noi-thu-ng…)

     Trông người lại ngẫm đến ta, Nước Việt khốn khổ hiện nay nằm ở giai đoạn nào dưới sự lệ thuộc chệt khựa của hán ngụy việt cọng?

     Tuy chưa danh chánh ngôn thuận về danh xưng Khu Tự Trị An Nam” theo mật ước Thành Đô, song thực tế đời sống người dân Việt về nhiều mặt na ná như sống dưới sự cai trị của thái thú chệt ở Tây Tạng, Tân Cương.

 Trắc nghiệm thân phận ngôi sao thứ 6 chầu đại hán.

     Đã 2 lần hán ngụy vc cho trưng bày công khai cờ chệt cọng 6 ngôi sao, hàm ý An nam cọng là ngôi sao thứ 6 chầu chệt hán như Mông, Hồi, Mãn, Tạng:

     § Mùa hè 2011, khi 11 cuộc biểu tình chống tàu xâm lăng gay go cao độ, ngụy quyền cho trưng bày cờ tàu cọng 6 sao ngay trên phong TV khi xướng ngôn viên đọc bản tin về các cuộc biểu tình phản động” chống thiên triều nhằm tỏ lòng trung thành và trấn an thiên triều chệt khựa.

     § Cuối năm 2012, khi phó vương chệt tập tuần du phương nam, hán ngụy lập tức xua thiếu nhi Hà Nội phất cờ 6 sao chào đón bác tập thập thành, được điếm chệt thưởng cho 300 triệu đô để bọn cáo Ba Đình chia nhau liếm láp.

 Thân phận tiền An nam Đô hộ phủ” kiểu mới.

– Mưu toan xóa bỏ Lịch sử Dân tộc.

     Mùa thu 2015, bộ giáo dục và học đại hán ngụy lăm le xóa bỏ n học sử Việt: Bộ GD&ĐT đang công khai Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông đến các trường phổ thông trên toàn quốc nhằm lấy ý kiến và góp ý. Nhiều người cho rằng Dự thảo này sẽ từng bước “khai tử” môn Lịch sử trong các môn học phổ thông cũng như đi đến việc “nói không” với nó trong các kỳ thi quốc gia tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.

Trong số công luận phản đối có một vị chỉ thẳng vào mục tiêu của âm mưu bãi bỏ môn học sử của hán ngụy:

     GS Trần Đức Cường sau nhiều năm phụ trách Viện Sử học và với cương vị Phó chủ tịch viện KHXHVN cho biết ý kiến của ông:

     –Rất tán thành với ông về cái điều này. Tức là chung chung phải giáo dục truyền thống yêu nước cho mỗi người dân Việt Nam. Bởi vì chúng ta biết rằng từ xưa tới nay rất nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc cũng như nhà cầm quyền Trung Quốc những giai đoạn sau đã tiến hành nhiều hành động xâm lược đối với Việt Nam. Tôi nghĩ đây là điều mà mỗi một người Việt Nam phải thấy rõ là bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển đảo thì nó gắn với việc giáo dục tinh thần yêu nước cho mỗi người công dân của mình và tôi cho rằng đây là điều hết sức quan trọng cho nên đúng như ông nói tôi tán thành là trong lúc này thì việc coi trọng môn lịch sử lại là đòi hỏi cấp thiết đối với đất nước.” – (RFA – Tại sao phải bỏ môn lịch sử?)

     Trước sự phản đối ồ ạt của công luận, Cuốc huội vẹm phải ra quyết nghị hoãn lại đề án nầy.(https://tuoitre.vn/quoc-hoi-khong-cho-phep-bo-mon-lich-su-10106… )

 – Phá hoại Ngôn ngữ – Chữ viết.

     Cuối năm 2017, záo sư Bùi Hiền bất ngờ tung ra đề án kải kách chữ viết thiệt là hoành tráng!”

Báo Lao động bình luận: Dự án cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền: khó đồng tình, không khả thi.

     Đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia về ngôn ngữ, văn hóa, các nhà văn, nhà giáo… lên tiếng về “dự án” cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền và cơ bản thống nhất ở quan điểm không đồng tình, phủ nhận khả năng đi vào thực tế của nó.

     Bên cạnh những khiếm khuyết về mặt khoa học, ví dụ xóa nhòa ranh giới giữa các âm “ch/tr, x/s, r/d” một cách thiếu căn cứ, làm nghèo tiếng Việt, sự “đánh đồng” 3 âm c/k/qu, trong khi thực tế phát âm không hoàn toàn giống nhau…; điểm yếu “chết người” trong “dự án” của PGS.TS Bùi Hiền là quan niệm chữ viết tiếng Việt thuần túy chỉ là phương tiện ghi âm.

… Một khi đã đi vào chiều sâu văn hóa, trở thành tình cảm, quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng thì chữ viết tiếng Việt sẽ mãi đồng hành, trường tồn cùng dân tộc.

     Đây là nguyên lý mà giới ngôn ngữ học đã “thuộc nằm lòng” nên đã từ lâu, không có ai trong giới chuyên môn mất công đưa ra các ý tưởng, “đề án” hay “dự án” cải cách chữ viết tiếng Việt.

     Về phương diện pháp lý, tiếng Việt (gồm tiếng nói và chữ viết) đã được Hiến pháp nước ta công nhận là ngôn ngữ quốc gia. Pháp luật hiện hành không có quy định điều chỉnh, sửa đổi chữ viết tiếng Việt.

     Do đó, “dự án” của PSG.TS Bùi Hiền, dù đã được ấp ủ 20 năm hay bao nhiêu năm chăng nữa, cũng chỉ là sản phẩm nằm trên giấy!”

Nói một cách bình dị và thẳng thừng thì giống như câu bình của một thính giả trên đài RFA: an garandeau: Thế hệ nầy không hiểu chữ Việt lai Tàu cũng chẳng sao, CSVN và TQ chỉ cần thế hệ sau hiểu là được vì họ sẽ biến con dân VN thành Tàu chánh cống … ha! Ha! Ha! … Đây còn gọi là âm mưu Đồng hóa của tình báo Hoa Nam. Có hiểu chưa? Nếu hiểu thì đừng bao giờ xử dụng chữ Việt lai Tàu nầy vu chỉ 1 lần, vì tự mình chôn sống chữ quốc ngữ của mình. Bọn Tàu sẽ làm ngư ông đắc lợi.

 Nguy cơ về hiểm họa Hạt Nhân.

     Hà Nội lãnh đủ nếu nhà máy hạt nhân Trung Quốc rò rỉ phóng xạ.

Hà Nội là một trong số các tỉnh miền Bắc Việt Nam sẽ chịu “ảnh hưởng nghiêm trọng” nếu 1 trong 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc bị rò rỉ phóng xạ, theo đánh giá của một đề án vừa được chính quyền thủ đô phê duyệt.

     Truyền thông trong nước hôm 24/5 cho hay mối nguy từ nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc được xem là 1 trong 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội, ngoài các rủi ro khác như vỡ đê sông Hồng, ô nhiễm nguồn nước, cháy nổ, đổ sụp công trình …

     Cả 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đều nằm ở vị trí rất sát với Việt Nam. Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành ở Quảng Tây chỉ cách thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, khoảng 50km. Nhà máy điện hạt nhân Xương Giang trên đảo Hải Nam cách đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng hơn 100km và nhà máy điện hạt nhân Trường Giang ở Quảng Đông cách biên giới Việt Nam khoảng 200km.

     Ngay từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2016, 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã khiến nhiều chuyên gia về năng lượng lên tiếng bày tỏ quan ngại và đòi hỏi phải có hệ thống mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ sớm vì nguy cơ môi trường Việt Nam bị “đầu độc” bởi các nhà máy này.

     Theo đề án vừa được phê duyệt, nếu 1 trong 3 nhà máy xảy ra rò rỉ phóng xạ, thì bụi phóng xạ có thể phát tán và làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước của Hà Nội. (VOA Tiếng Việt)

 Nguồn cung cấp Nội tạng Cho chệt.

     Tin tức về việc bắt cóc hoặc dụ dỗ bán người qua chệt mổ lấy nội tạng loan truyền từ Bắc chí Nam, từ Lào Cay tới Tây Ninh.

     Sau đây là một vụ có thông cáo chính thức của công an Lào Cay:

     Công an điều tra thông tin bắt cóc trẻ em, người già bán nội tạng qua Trung Quốc. Mới đây, trên các trang mạng xã hội lan truyền thông tin về hiện tượng bắt cóc trẻ em mổ lấy nội tạng, khiến dư luận bàn tán xôn xao. Vào chiều ngày 10/8, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện một thông báo của Công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cảnh báo hiện tượng trẻ em, người già đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng giáp ranh biên giới bị kẻ xấu bắt cóc, mổ lấy nội tạng.

     Trên trang thông báo này có số 487/TB-CAH và đóng dấu đỏ của Công an huyện Si Ma Cai do thượng tá Trịnh Minh Phú ký ngày 2/8/2016 nêu rõ: “Ngày 27/7/2016, Công an huyện Si Ma Cai nhận được Công văn số 1177/CAT-PV11 của Công an tỉnh Lào Cai về việc, tại địa phận giáp danh Việt Nam – Trung Quốc, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ với 16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng (gan, thận, tim, mắt…).

     Qua xác minh nắm được các đối tượng là người Trung Quốc tổ chức thành từng nhóm từ 3 đến 5 người, chúng sử dụng xe ô tô (không có biển kiểm soát), đối tượng tập trung vào những gia đình có người già, trẻ em ở, học sinh các trường tổ chức đi học ngoại khóa, trẻ em đi chăn thả gia súc, làm nương rẫy một mình… các đối tượng bắt cóc đưa lên ô tô đến khu vực vắng người mổ lấy nội tạng.

     Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, Lãnh đạo Công an huyện yêu cầu Công an các xã, các trường học trên địa bàn huyện thông báo đến toàn thể nhân dân và học sinh các phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này.

     Tuyên truyền cho mọi người khi đi gần khu vực biên giới không nên đi một mình mà đi theo nhóm từ 3 đến 5 người để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Khi phát hiện đối tượng nghi vấn có các hoạt động, hành vi như đã nêu ở trên, báo cáo kịp thời về Công an huyện để phối hợp bắt giữ đối tượng.(https://baomoi.com › Pháp luật › An ninh – Trật tự)

 Đôi Lời kết.

    Việt Nam xã nghĩa mới ở giai đoạn thực hiện các bước tiến hành cần thiết để hội nhập đại gia đình các dân tộc chệt xã nghĩa” mà đã lãnh đủ các mùi vị của cái gọi là các khu Tự trị” của đế quốc tàu cọng.

     Mai nầy khi chánh thức kéo cờ 6 ngôi sao lên Ba Đình thì chắc là cái xác khô của thằng cha già dân tộc sẽ dẹp bỏ. Lăng vệ sinh chính thức thành lò mổ lấy nội tạng gởi về mẫu quốc chệt.

     Chữ viết kải kách buồi hiền trở thành bắt buộc cho tới khi đọc miết thành giọng chệt rặt ròng.

     Cụ Phạm Quỳnh nhà ta nói: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”

     Sắp tới, tiếng Việt đọc lơ lớ theo kiểu việt gian buồi. Cuối cùng xổ tẹt, học tiếng chệt là xong.

     Nếu tất cả thờ ơ, vô cảm, mất nước – diệt tộc là không tránh khỏi!


Nguyễn Nhơn

Viết lại nhân ngày Kỷ niệm

tàu cọng xâm chiếm Tây Tạng

16/3/2019

image062

 

NEVER FORGET 911.

Cùng Bạn Đọc,

     Sắp đến 30/04 rồi, chúng ta đã mất nước, chúng ta không bao giờ quên được ngày này 43 năm về trước. Cũng như người Mỹ họ cũng không bao giờ quên được ngày 09/11. Dã-Thảo nhận được video này của một nhóm Bạn Donald Trump Fans Club chuyển đến qua Facebook nên share cùng các Bạn. Mời Các Bạn chia xẻ nỗi đau này.

Thân mến,

DTQT 26/03/2019

13-1

TƯỞNG NHỚ ANH CHỊ TRẦN NGỌC HẠNH.

Cùng Bạn Đọc,

     Sáng nay Dã-Thảo nhận được video này từ Anh Trần Văn Căn, Hội Trưởng Hội Cựu Học Sinh Trần Quý Cáp Hội An Hải Ngoại Nam California Hoa Kỳ, gởi qua email. DT xem, cảm thấy nhớ thương Anh Hạnh và Chị Nga quá nên, DT xin phép Anh Hội Trưởng và Ban Chấp Hành HCHS TQCHA NC, cho DT được Reblog lên trang nhà để các Bạn xem đám tang Anh TNH và, thưởng thức những bản nhạc do Anh Trần Ngọc Hạnh độc tấu Guitar, rất hay do Anh thực hiện, càng khiến DT xúc động nhiều khi, nghĩ đến Anh đi theo Chị sau hai tháng 8 ngày, (Chị mất ngày 03/12/2018 Anh mất ngày 11/02/2019), mà thương Anh vô cùng. Cầu chúc Anh Chị Hạnh Nga mãi mãi hạnh phúc bên nhau nơi chốn Thiên Đường bên cạnh Chúa. Thương Anh Chị nhiều lắm.

DTQT, 20/03/2019

Rose trắng

TỘI ÁC MỔ CƯỚP NỘI TẠNG TẠI TRUNG QUỐC

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo nhận được link này từ Anh Longkangaroo sáng nay, vừa nghe vừa copy video để reblog lên trang nhà, mời các Bạn lắng nghe, xin đừng bỏ qua và nhận xét những gì đã và đang xảy ra tại Trung Quốc. Tiếp theo đó là video thứ hai, thứ ba, thứ tư…Mời Bạn click vào video để nghe, đề phòng và đừng để dân ta lọt vào tay cộng sản trung quốc. Cảm ơn Anh Longkangaroo rất nhiều.

Thân mến,

DTQT. 14/03/2019

Scan0219.jpg

CHUYỆN ĐỜI TÔI (Tiếp theo 14)

Cùng Bạn Đọc,

     Mời Bạn đọc “Chuyện Đời Tôi”, đoạn này đã có post lên trang nhà của Dã-Thảo, qua đề tài “Căn Nhà Xanh”, đây cũng là một đoạn trong “Chuyện Đời Tôi” nên hôm nay DT phải trả lại đoạn này cho câu chuyện của DT không bị giáng đoạn, mong Bạn cảm thông. Sau phần này thì chuyện đời của Dã-Thảo đã đến ngày hôm nay rồi. Dĩ nhiên chưa thể chấm hết ở đây được, nhưng con số 14 có thể dừng lại chứ Dã-Thảo chưa dám để chấm hết được. Biết đâu sau đó còn nhiều chuyện sẽ xảy ra mà mình chưa biết được nên câu chuyện chỉ xin tạm dừng thôi nhé Bạn. Cũng có một số Bạn đọc qua “Căn Nhà Xanh” rồi, DT vẫn mời Bạn đọc lại cho vui.

Thân mến,

DTQT. 10/03/2019.

CĂN NHÀ XANH

     Mấy năm trước, hồi mới gặp nhau, khi đến ngày sinh nhật của Anh, tôi thường ra phố mua một món quà hoặc tấm “card” chúc mừng sinh nhật Anh. Nhưng ngạc nhiên thay lần này, tôi đến một trại bán hoa mua về ba chậu hyacinths nhỏ, hoa vừa mới nở thơm ngào ngạt đang mỉm cười khoe sắc, hồng trắng tím, theo chân tôi vào văn phòng của Anh.

     Vì một lý do cá nhân, Anh dọn vào ở trong căn phòng rộng, tầng trên xưởng làm việc của Anh, theo Anh có bạn Pluto, con chó thân yêu của Anh, con German shepherd. Pluto luôn luôn ngồi hoặc nằm ở một nơi để lúc nào cũng được nhìn thấy chủ của mình. Thấy tôi vào với những cây hoa rực rỡ, Anh tắt máy đến gần tôi và hỏi:

     – “Cái gì đang bầy ra đây?”

     – “Không có gì, chúc mừng sinh nhật Anh”.

     – “Ah, cảm ơn Em nhiều, hoa đẹp quá, nhưng Em định để những cây này ở đâu trong cái xưởng này?”

     – “Em để một cây trong văn phòng, một trong phòng trên gát và một trên bàn ăn nhỏ, không có cây nào trong xưởng hết. Như vậy được không!”

     – “Dĩ nhiên là được rồi, nhưng đây không đúng chỗ cho mấy cây hoa này”.

     – “Không có vấn đề gì cả, ở đâu có Anh và Em là ở đó phải có hoa nở”.

     Anh nhìn tôi một chút rồi nói:

     – “Okay, để Anh nghĩ về điều đó, bây giờ Em lên phòng nghỉ ngơi đi, Anh đang bận, sẽ lên với Em sau”.

     Trên phòng mọi thứ đều ngăn nắp; bữa ăn tối đã được Anh sửa soạn sẵn không cần tôi phải bận rộn gì cả. Tôi luôn nhớ những điều Anh thường nói với tôi trước đây: “Xin Em đừng cố thay đổi Anh”, cho nên tôi biết Anh thuộc loại người nào và cho đến bây giờ Anh vẫn vậy. Tôi không dám nghĩ gì đến sự cố tình thay đổi làm phiền Anh. Tin tôi đi, tôi là một người rất nhạy cảm, từ thể chất đến tinh thần, vì thế cho nên tôi rất quan tâm đến hoàn cảnh của Anh lúc này. Chúng tôi đến với nhau để an ủi nhau, hàn gắn những vết thương trong lòng chúng tôi, chỉ có lý do đó nên tôi rất cẩn thận khi nói hoặc làm điều gì có thể khiến Anh bất bình. Chúng tôi có hai ngày cuối tuần thật đẹp đi qua, chúng tôi thật sự thích mùi hương thơm và màu sắc của những đóa hoa.

     Lớp săn sóc da vào buổi sáng cho một nhóm phụ nữ có sắc tộc khác nhau ở một phòng dành cho cộng đồng đang chờ tôi điều khiển và tôi phải có mặt ở đó đúng mười giờ. Vì thế cho nên tôi rời nhà lúc 9:30 phút; như thế đủ thời gian cho tôi lái xe đến đó mà không sợ bị trể giờ. Khi tôi trở về vào buổi chiều, thấy Anh bận ở sau xưởng, gần chiếc xe tải đầy gỗ tròn dài Anh mua ở xưởng gỗ. Tôi tò mò hỏi:

     – “Anh đang làm gì với mấy khúc gỗ này?”

     – “Anh sẽ làm một Căn Nhà Xanh cho ba cây hoa hyacinths”.

     – “Cái gì?”

     – “Em nghe Anh nói rõ rồi phải không? Anh nói là Anh làm một Căn Nhà Xanh cho mấy cây hoa đẹp của Em”.

     – “Anh không cần phải làm như vậy đâu, tốn nhiều tiền cho Anh lắm!”

     – “Dĩ nhiên, phải tốn tiền Em à”.

     – “Hết đống gỗ này, bao nhiêu Anh?”

     – “Anh chưa nói cho Em được, đến khi Anh làm xong đã, bây giờ Em đừng có xen vào”.

     Im lặng là tốt nhất, vì tôi biết rằng nếu tôi cứ càu nhàu chắc chắn Anh sẽ nổi khùng với tôi. Tôi nhận thấy phần lỗi ở mình vì đã mua hoa về và bây giờ Anh phải làm việc mệt nhọc để có một nơi thích hợp cho chúng. Nhưng thấy Anh hình như thích thú với việc làm đó, nụ cười bằng lòng của Anh mỗi khi bắt gặp ánh mắt của tôi làm xoa dịu nỗi lo âu của tôi.

     – “Em sẽ thấy khi Anh hoàn tất nó”, Anh nói, “Anh biết Em sẽ thích nó lắm Em à”.

green House E.jpg

     Tôi cũng cười, nhìn Anh cắt gỗ rồi dùng “bù lon” vặn những chân sắt để cho những khúc gỗ đứng vào chỗ có dấu thành một khung vuông, chỗ căn nhà mà tình yêu được đặt hết vào đó sẽ dựng thành. Bốn chân sắt phải được đóng chặt xuống nền xi-măng để cho những cột gỗ có thể đứng vững trên nền nhà, nối nhau bằng bốn cột gỗ khác chạy ngang trên đầu bốn cây gỗ đứng kia, rồi cái mái được đặt lên đó. Lối vào mở ra ở phía trước.

Scan0204.jpg

     Lúc đó tôi cũng bị lôi cuốn vì thích thú, cho nên tôi đến chỗ bán cây và mua thêm nhiều cây hoa nữa, sửa soạn để trang hoàng Căn Nhà Xanh. Anh chụp hình cái khung đã làm xong và chụp thêm một lần nữa khi Anh đã làm xong với những mảnh plastic màu xanh bao bọc chung quanh.

green House F.jpg

– “Còn những ngăn bên ngoài và bên trong căn nhà nữa”. Anh nói với tôi.

     – “Các ngăn? sẽ tốn tiền nữa!”

     – “Vâng, nó phải như vậy Em à, nhưng Em đừng lo, không sao đâu, sẽ ổn mà!”

green house K.jpg

     Một mình Anh, không có ai phụ cả; Khởi đầu làm điều mà Anh muốn cho tôi, nội vật dụng không cũng tốn cả nghìn đô la rồi, tôi không dám nghĩ và tính cái công của Anh bỏ ra trong công việc này. Tôi không nghĩ ra được cái gì đã bắt Anh dựng Căn Nhà Xanh ở sau cái xưởng này. Là một người về hưu với nhiều thời gian rảnh rỗi có thể Anh muốn vận động cơ thế, là người với hai khớp hông đùi nhân tạo như Anh phải thận trọng với những công việc nâng đỡ nặng nhọc và tôi luôn nhớ trong trí tôi những vấn đề Anh phải đối mặt này. Rất hiếm khi Anh gọi tôi phụ Anh một tay, hay phàn nàn về cái khớp hông đùi, thật là kỳ diệu! Anh để tâm vào công việc Anh bày ra và sẽ làm xong.

Green house P.jpg

     Khi tôi đặt ba cây hoa hyacinths và những cây hoa khác vào, Anh đứng cạnh tôi mỉm cười một cách bằng lòng.

     – “Em thấy thế nào?”, Anh hỏi.

     – “Đây đúng là tình yêu Anh à, cảm ơn Anh rất nhiều về tình yêu Anh dành cho Em. Em rất thích và mang ơn lắm. Bây giờ Anh có thể cho Em biết tất cả tốn Anh hết bao nhiêu?”

     – “Em ngồi xuống đi, Anh có thể hỏi Em ba cây hoa tốn bao nhiêu?”

     – “Không bao nhiêu, chỉ có hai mươi lăm đô la”.

     – “Vậy Em phải tính gấp trăm lần, không kể công của Anh vào”.

     – “Oh, Anh, số tiền đó bằng cả hai tháng lương làm việc siêng năng của Em, Cưng ơi! Em không bao giờ dám bắt Anh phải tiêu một số tiền lớn như thế cho Em! Em xin lỗi”.

     – “Anh không lưu ý đâu, Em nên nhớ rằng đó là quà của Anh tặng Em, tại Anh nhận thấy Em yêu Anh thật tình nên Anh làm căn nhà này với tất cả tim Anh để bù lại”.

     – “Công việc của Em bây giờ là phải theo cho kịp trí tưởng của Anh để chứng tỏ tình yêu của chúng ta trong đó, đúng không?” Tôi vui vẻ cười thích thú.

     – “Anh đồng ý! Bây giờ Em đừng đứng đó cười? Làm việc đi chứ! Em sẽ làm mất thì giờ vì không làm gì cả”. Anh ra lịnh cho tôi.

– “Vâng Thưa Ông, tôi sẽ là một nhân công rất giỏi, tin tôi đi!”.

     Vừa săn sóc hoa tôi vừa nghĩ thầm: Anh thật là lạ, từ lúc quen nhau, chúng tôi chỉ gặp nhau vài lần một tuần, Anh trông không giống một người đàn ông giàu tình cảm gì cả, có thể vì văn hóa khác nhau nên tôi thấy Anh như vậy chăng? Tôi luôn thành thật nói lên ý nghĩ của mình, nhưng có lần Anh nói với tôi: “Em không biết tình yêu là gì đâu”, khi tôi nói tôi yêu Anh. Tôi không hiểu vì sao Anh nói vậy, lúc đó tôi không bằng lòng chút nào, nhưng tôi không chấp, tôi nghĩ có lẽ Anh đang có việc lôi thôi về cuộc hôn nhân, vết thương vẫn còn sâu. Tôi nhủ thầm: “Hãy kiên nhẫn, mình đang cầm một quả tim vỡ đang còn chảy máu nhiều, đang cần mình chữa cho lành trở lại đã, mình phải săn sóc Anh cẩn thận, phải chịu đựng khó khăn mới có thể tận hưởng được tình yêu vô điều kiện của Anh”.

     Tôi nhận thấy sau khi ly dị xong Anh có vẻ trở nên khá hơn, tốt hơn và trở nên ân cần hơn trước. Về sau này Anh thường kể tôi nghe những sự việc đã xẩy ra trong đời Anh, khi còn là một trẻ thơ cho đến lúc trưởng thành. Và cả những liên hệ tình cảm với những người đàn bà khác trong quá khứ. Tôi lắng nghe với tất cả sự thích thú và kính trọng trong tim và linh hồn tôi. Anh, một người đàn ông đến đây từ một nước bị tàn phá vì chiến tranh, nước Đức. Năm 1945, Anh mất cha và một người anh trong thế chiến thứ II, khi mới mười ba tuổi, xác của hai người thân yêu không bao giờ tìm được.

     Tôi đến đây sau khi Sàigòn sụp đỗ, tim tôi cũng đã vỡ thành nhiều mảnh, hoàn cảnh của tôi cũng phức tạp lắm. Và tôi không muốn mở lại vết thương đã gần lành. Chúng tôi dễ dàng trở thành bạn thân của nhau.

     Anh là một người giỏi và tốt, lúc nào cũng đúng giờ, không muộn không sớm. Sự đúng giờ giấc của Anh thỉnh thoảng khiến tôi bối rối. Như khi chúng tôi đi dự đám cưới chẳng hạn, giấy mời ghi 6:30 Pm, thì đúng 6:00 Pm Anh đã sửa soạn xong ngồi đó chờ tôi, trong lúc tôi vẫn ngồi trước gương soi sửa soạn làm đẹp cho buổi tối đi ra ngoài. Lý do đó thật giản dị, vì là một người đàn bà Việt Nam, tôi biết chắc rằng giờ hành lễ sẽ bắt đầu vào lúc 8:30 Pm, nhưng Anh không tin như vậy, cho đến khi Anh đến nơi tiệc cưới, Anh nói: “Cưng ơi, Anh nói Em nghe điều này; nếu Em đi dự đám cưới một người Tây Phương, nếu họ nói 6:30 Pm tức là đúng 6:30 Pm. Nếu Em đến 8:30 thì Em chỉ ở đó rửa chén, dọn bàn và lau sàn nhà thôi”.

     – “Yes, okay Cưng ơi! Nhưng đây là đám cưới người Việt Nam vì thế cho nên chúng ta cũng phải chờ như người Việt Nam vậy, Anh phải làm quen và không phàn nàn gì cả, Anh thấy không nhiều người đến trễ, không ai để ý đến ai cả, vì họ bận rộn, giống như ong ấy. Họ nói chuyện chụp hình và mừng rỡ nhau. Em cũng rất vui với hôm nay, chỉ có điều đó là đáng để ý thôi không có vấn đề gì khác cả. Mình có thể về nhà hơi trễ một chút, nhưng ngày mai là chúa nhật Cưng ơi, mình không có gì quan trọng phải làm cả. Nói thế nhưng mà tôi phải công nhận là sự đúng giờ của người tây phương là một thói quen tốt. Tôi nhận là mình đã học được rất nhiều ở Anh về việc giữ đúng giờ để làm việc để có kết quả tốt trong thời gian giới hạn. Như tôi, vì công việc bắt buộc phải lái xe đi làm nên thời giờ thật là quan trọng cho những người bận rộn.

Green house.jpg

     Vài tháng sau Căn Nhà Xanh hiền hòa đã mang một vẻ đẹp với nhiều chậu hoa màu. Hoa hồng thêm vào vẻ quyến rũ cho căn nhà nhỏ. Tôi để thêm những cây hoa màu sặc sỡ ở ngoài, đặc biệt là những loại hoa thích ánh sáng mặt trời. Với những cây hoa có màu sắc khác nhau tôi để chung lại thành một nhóm trong cùng một chậu, trình bày chúng quanh những chậu hoa vạn thọ vàng trông chúng chen nhau thật rực rỡ.

     Căn Nhà Xanh thật sự quyến rũ tôi. Tôi dành rất nhiều thời gian rảnh rỗi của tôi cho khu vườn này. Tôi yêu nó rồi, đây là khu vườn mà tôi không bao giờ mơ ước là của tôi. Chúng tôi đặt tình yêu của cả hai vào trong căn nhà này, Sao mà Anh có thể thông minh tuyệt vời, suy nghĩ sâu xa đến như vậy! Đừng đánh giá con người suốt đời chỉ làm việc bằng đôi bàn tay trong căn xưởng của chính mình. Anh có một quả tim vàng, mềm dịu. Anh cho tôi một tình yêu như vậy, tình yêu mà tôi chưa bao giờ nhận được trong đời.

     Dầu sao đi nữa, tôi phải đối diện với việc Anh phải chọn cho Anh một chỗ an dưỡng thích hợp cho tuổi về hưu của Anh. Vì thế cho nên tất cả máy móc trong xưởng Anh bán hết một lần, chiếc xe du lịch Chevrolet, xe truck chở hàng và dàng nâng xe bán riêng lẽ. Căn xưởng bán sau hết vào cuối năm 1999. Anh mua một căn nhà hai phòng ngủ, cùng địa phương, trả bằng tiền mặt. Chúng tôi dọn đến căn nhà riêng có vườn hoa đẹp ở trước mặt. Tất cả các gỗ từ Căn Nhà Xanh được tháo gở ra để đem theo đến căn nhà mới, Anh dùng gỗ đó dựng nên một cái cổng đặt tên là: “Brandenburg Gate”. Cái khung cổng được dùng để trồng hoa giấy leo, có nhiều hoa đỏ thật đẹp mỗi lần cây trổ hoa. Những phần còn lại của Căn Nhà Xanh cũng không phí đâu! Anh dùng chúng làm một hàng hiên từ cửa sau đến nhà chứa xe để chúng tôi không bị mưa ướt mỗi khi lấy xe đi chợ hoặc đi về vùng quê ngắm cảnh.

Que & Wally's Garden 006.jpg

     Dọc theo hàng hiên chúng tôi trồng nho, những quả nho này cho tôi một cảm giác thích thú khi ăn những quả nho thật ngọt do chính tay mình trồng ra. Cuối cùng chúng tôi có một căn nhà đáng yêu.

     Rồi những con chim kéo đến viếng vườn mỗi ngày, càng ngày càng đông vì chúng tôi cho chúng ăn vào buổi sáng sớm và chiều lúc 4:30 Pm. Nhìn bầy chim đến trước sân tôi thấy thật vui trong lòng. Nhưng tôi cũng phải thành thật mà nói rằng tôi phải làm việc nhiều hơn để lau sàn nhà phía trước mỗi ngày.

     Trong cùng lúc đó, tôi đang là một người đại diện bán hàng cho công ty Mỹ Phẩm Mary Kay, nên tôi rất bận bịu với công việc hướng dẫn săn sóc da, bán hàng, huấn luyện thêm người mới để có thêm nhiều hội viên trong nhóm của tôi. Vì tôi muốn chia xẻ những lợi ích của một sản phẩm tốt đến với các bạn phụ nữ quanh mình. Tôi tổ chức những lớp hướng dẫn săn sóc da cho phụ nữ trong cộng đồng mình. Thấy lớp học có ích cho phụ nữ, nhân viên các cộng đồng khác cũng mời tôi hướng dẫn cho cộng đồng của họ, nhờ đó đã đưa đến các cộng đồng khác. Tôi không ngần ngại và nhủn nhặn nhận lời. Do đó tôi có hai lớp một tuần, có khi ba lớp. Tôi đào tạo thêm người đại diện và có một nhóm khá đông, tôi trở thành một “Unit Sale Director” vào năm 2001. Tôi càng bận rộn hơn trong khoảng thời gian này. Nhưng tôi kiếm được tiền và thích thú với công việc nên tôi không phàn nàn gì cả.

**********

     Bây giờ tôi đã về hưu, ngày nào cũng là ngày chủ nhật. Tôi tự bận rộn bằng cách đọc sách, viết văn và làm vườn. Tôi vẫn giữ mình hoạt động bằng các công việc khác. Thỉnh thoảng tôi thấy mình không được khỏe, tôi cần nghỉ ngơi. Nhưng tôi cũng có nhận thức rằng nếu không làm việc gì cả cũng không tốt cho mình, vì thế tôi vẫn cố giữ mình bận rộn với công việc khác.

     Sự quan hệ tình cảm giữa chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn sau hai mươi sáu năm, cho đến giờ phút này. Tôi nghĩ đó cũng là một điều đáng kể. Anh đã già và tôi cũng vậy, tôi không biết còn bao nhiêu năm nữa chúng tôi còn có nhau! Nhưng tôi luôn luôn mỉm cười cho đến ngày cuối trong đời.

     Đến đây, tôi muốn đưa vào một vài tấm hình của Căn Nhà Xanh và hai chúng tôi chụp trong khu vườn nhà, hy vọng bạn thích những tấm hình. Cảm ơn Bạn đã đọc câu chuyện của tôi.

Dã-Thảo,

Sydney 03/05/2018

Que & Wally's garden 035.jpg

“Brandenburg Gate”, để tưởng nhớ quê hương.

Green house O.jpg

Wally Ben and Tina

green house D.jpg

Quế & Wally, bên Căn Nhà Xanh.

Truoc san nha 10 nam sau.jpg

Trước sân nhà, mười năm sau

Que & Wally's Birds 001.jpgQue & Wally's Birds.jpgQue & Wally's Birds 002.jpg

Chim đến ăn mỗi sáng mỗi chiều trước sân nhà, trông thật vui trong lòng.


     Từ ngày 07/02/1992 đến hôm nay 07/02/2019, tính ra tôi và ông Bạn già cũng có với nhau được 27 năm dài. Vui buồn giận dỗi đều có đủ, vẫn chưa có ý định xa nhau, vậy cũng thật hạnh phúc rồi.

     Chưa chấm dứt nhưng bây giờ chúng tôi đã già lắm rồi không biết ngày mai sẽ ra sao chỉ biết cầu xin ơn trên cho chúng tôi mỗi sáng thức dậy vẫn còn thấy nhau. 

                                                                                                                                    Còn tiếp.

Scan0216.jpg

Quế. 30/08/1997

DOUBLE -lévitation (Adrien Wild)

Cùng Bạn Đọc,

     Để thay đổi, DT Mời Các Bạn xem ảo thuật. Rất hay, bảo đảm Bạn sẽ thích show này. Enjoy it!

Thân mến,

DTQT. 09/03/2019.

     Adrien is 24 years old and already has been ranked as one of the “Top 10 Best Magicians” four consecutive years by the Académie Française des Illusionnistes.  ‘Le Plus Grand Cabaret Du Monde’ (‘The World’s Greatest Cabaret’) is a French entertainment show series produced by Magic TV and presented by Patrick Sébastien.  The show first aired in 1998 and has since become one of the biggest entertainment shows in the world.

TOÀN NƯỚC MỸ PHẢI CẢNH GIÁC.

Cùng Bạn Đọc,

     Đây là link Anh Longkangaroo đã chuyển cho DT qua email. Trong file này có rất nhiều video của đài VOA nói tiếng Việt Nam, đây là những tin tức cập nhật nên Dã-Thảo chọn vài video gởi đến các Bạn nghe để khỏi mất nhiều thì giờ của các Bạn, nếu Bạn thích nghe về thời sự chính trị. Chúc các Bạn cuối tuần vui nhiều. Sau đây là những video DT Reblog trên tang nhà:

1- Phó Tổng Thống Báo Động.

2- 298 Thành Tựu của Tổng Thống Donald Trump.

3- Donald Trump Cứu Nước Mỹ.

4-  Chiến thắng Toàn Diện.

5- Dậy Sóng.

Thân mến,

DTQT. 09/03/2019

 

CHUYỆN ĐỜI TÔI (Tiếp Theo 12bis)

Cùng Bạn Đọc,

     Để Bạn Đọc hiểu thêm về Chuyện Đời Tôi (tiếp theo 12) vừa qua Dã-Thảo xin post lại câu chuyện Dã-Thảo viết năm 1984 “Nhật Ký Của Hà”. Chuyện đã post hồi tháng 12/2015, có cả “Thư Cho Ngọc Huyền Tôn” kèm theo posted ngày 11/12/2015. Chỉ là chuyện tưởng tượng thôi nhưng vì ông thợ vẽ của Hà qua thăm con hai mươi năm sau (năm 2004) và, vẽ thật nhiều tranh, treo đầy nhà con gái Phước Duyên, như DT tưởng tượng hai mươi năm trước nên khiến mình lúc đó cũng cảm thấy xôn xao trong lòng mặc dầu DT đã ly dị ông hồi năm 1992. Mời Bạn đọc cho vui, nếu có Bạn đã đọc rồi DT vẫn mời đọc thêm lần nữa…

Thân mến,

DTQT. 07/03/2019.

NHẬT KÝ CỦA HÀ.

     Tám giờ sáng thứ bảy, trời thật đẹp mình cũng như mọi người: Đi chợ. Trời lạnh nên ông xã còn quấn chặt trong chăn chưa chịu dậy, mình đi chợ một mình. Nhà gần shop nên cũng không vất vả bao nhiêu. 

     Mười giờ: mình về đến nhà, nhìn vào phòng không thấy ông xã còn trong giường nữa, nhưng nhìn vào phòng khách thì thấy sơn cọ giăng đầy nhà, còn ông xã thì đang sơn sơn phết vào khung vải. Mình đẩy xe xuống nhà bếp, chất đồ ăn vào tủ lạnh, rồi làm cơm. 

     Ông xã mình hồi trước là “thợ sơn” (họa sĩ), nhưng sang đây thành “thợ giày” cho một hãng đóng giày nọ. Vì thế cho nên thỉnh thoảng nhớ nghề cũ ông mang sơn cọ khung vẽ ra giăng đầy nhà. Tranh vẽ xong treo ngang treo ngửa trong phòng khách, trong phòng ăn, trong phòng ngủ và trong…nhà bếp để cho mình thưởng thức. Mình thương ông quá chừng vì thế mình đâu có dám nói năng chi. 

     Mười hai giờ trưa làm cơm xong, mình lên mời ông xã ăn cơm. Trông ông xã mình thật tội: tóc rũ xuống trán, môi mím lại (vì đang đánh lộn với mấy thứ sơn để tìm một màu vừa ý). Mình đi lại sau lưng ông, rồi nhìn bức tranh đang dở dang: cảnh núi rừng và một dòng sông nước cuồn cuộn. Mình lên tiếng: 

   – Thôi để đó xuống ăn cơm đã anh, mười hai giờ rồi.

   – Để anh vẽ cho xong đã.

   – Eo ơi! Đến mấy giờ mới xong?

   – Thì em ăn trước đi. 

     Mình giận quá đi vào phòng lấy len ra đan áo. Cái áo mình đan dở dang, định thế nào tuần này cũng phải đan cho xong. Mình mang ra phòng khách ngồi đan, vừa đan vừa giận. Ông xã mình đánh lộn với sơn màu một hồi rồi tiếp tục vẽ nữa. Hình như ổng có quay lại nhìn mình thì phải, nhưng mà ai thèm lân la lại gần, mình cũng có công việc phải làm cho xong ai hơi đâu ở đó chờ cơm…người dưng hoài!

     Nắng chiếu ngang khung vẽ, mình nghe kiến bò bụng nhưng vẫn ngồi yên, và đan áo. Có tiếng sột soạt của sơn cọ, rồi tiếng ông xã mình cất lên:

   – Đi ăn cơm em, anh đói bụng rồi. 

     À thì ra thế, vì ông đói bụng rồi nên ổng mới nhớ ra là chưa ăn cơm, chứ ông đâu cần biết là mình có đói bụng hay không và ổng đâu cần biết là mấy giờ rồi. Nghĩ thế cho nên mình ngồi yên tiếp tục đan. Ông xã đến gần cầm áo lên xem rồi hỏi:

   – Đan áo cho anh phải không?

   – Vâng.

   – Thôi dừng đó xuống ăn cơm đã em, trể quá rồi.

   – Em đan cho xong cái áo này đã. 

     Trông ông xã mình lúc ấy thật buồn cười: ổng há hốc mồm, mắt mở to, mày xếch ngược lên:

   – Hả? Để em đan cho xong cái áo này hả? Bao giờ mới xong?

   – Ba ngày nữa!

   – Thôi anh biết rồi, em giận anh phải không?

   – Hơi đâu mà giận…người dưng

   – Em nói đúng, hơi đâu mà giận…người dưng, nhất là giận người dưng mà không ăn cơm…thì không nên.

   – Em đi ăn cơm đây, nhưng không phải vì anh nói khích mà đi ăn đâu mà vì em đói bụng.

   – Vậy thì em ngoan quá rồi, vì anh cũng đói bụng, nếu em bắt anh đợi ba ngày nữa thì…lâu quá. Mình ra phòng ăn thì cơm canh nguội cả, phải đem hâm lại mới ăn được.  Mình lẩy ông nên ngồi làm thinh ăn chẳng nói chẳng rằng. Ổng thấy vậy nên dỗ dành: 

    -Ăn xong anh cho em xem tranh, còn anh rửa chén, chịu chưa? Anh lau luôn cả sàng nhà bếp cho em nữa. Anh trải luôn cả “ra” nệm cho em nằm nghỉ nữa.

   -Thôi cảm ơn nhiều lắm, nồi soong em rửa hết rồi, sàn nhà em lau sạch rồi. Giường nệm ngủ dậy sau anh vứt lung tung trong kia em cũng làm lại hết rồi. 

     Ăn xong ông xã mình dành lấy rửa mấy cái chén, còn mình vào phòng khách dọn dẹp bãi chiến trường của ông xã mình để lại. Nhưng điều làm mình vô cùng xúc động là bức tranh vẽ cảnh rừng núi cao nguyên Việt-Nam với con sông Dakla nước chảy xiết. Vài người đàn bà Thượng đang giặt áo trên sông quanh các mỏm đá. Mặt trời đang lên chênh chếch trên sông nước Dakla lóng lánh bạc. Thương nhớ vô cùng Việt-Nam ơi! Cao nguyên ơi! Mình biết chồng mình cũng nhớ quê hương vô cùng. Mình quay lưng lại, ông xã đang đứng trước mặt, mình nói với ông:

   – Cảm ơn anh, anh vẽ tranh cho em xem đi, không bao giờ em giận anh hết, em chờ anh mấy tiếng đồng hồ mới ăn cơm cũng được. 

Dã-Thảo Quế Trần

Mùa thu 1984.

Scan0081.jpg

Cảm ơn Các Bạn đã đọc “Nhật Ký Của Hà”.

Hình trên từ trái qua: Jessica, Quế, Wally, Kỳ, Phước Duyên.