ĐẢNG THẦY CHẠY

Bài thơ năm chữ của Phan Huy,
Dã-Thảo đọc xong thấy đúng y,
Ung thư chạy từ trên xuống dưới,
Chưa kể giòi bọ lúc nhúc di.

Không biết ông Trọng có thấy không?
Mà sao như có mắt không tròng?
Thử hỏi sao ông không từ chức?
Dẹp đảng bạo tàn để lấy công?

Phan Huy nói đúng ông nên nghe,
Nếu ông có lỡ mà tham nhũng,
Dân nghĩ tình người, công cứu dân!
Đừng để ngoài tai lời dân nói,
Ráng lên ông Trọng kẻo muộn rồi!!!

DTQT. 30/05/2018.

THƠ PHAN HUY MPH

Này ông Trọng lú ơi
Mách với ông vài lời
Bệnh của triều nhà Sản
Thầy thuốc đã chạy rồi

Làm sao mà chữa được
Ung thư đã di căn
Khắp từ trên xuống dưới
Suốt từ trong ra ngoài

Ông thử nhìn mà coi
Lũ giòi bọ loi nhoi
Đám chuột chù lúc nhúc
Bốn triệu con hẵn hoi

Cái bình hoa liềm búa
Cùng xác ướp ma Hồ
Chính là nơi ẩn nấp
Cho băng đảng tội đồ

Bây giờ ông nhóm lò
Đốt bao giờ mới hết
Bốn triệu con chuột chù
Và sâu giòi rắn rết

Chỉ còn cách duy nhất:
Đốt căn nhà mục nát
Là tiêu luôn bình hoa
Và hang Hồ đại ác

Cũng chỉ còn cách ấy
Là dứt khoát thành công
Lịch sử ghi công ông
Người Đốt Nhà vĩ đại.

http://fdfvn.wordpress.com

CÙNG MỘT BLOGGER

Bản Dịch Truyện Kiều: https://truyenkieuinenglish.wordpress.com
Bản…

View original post 14 more words

IF I DIE BEFORE YOU WAKE.

Thưa Bạn Đọc,

Cùng Anh Long,

     Cảm ơn Anh Longkangaroo đã Fwd link này cho Dã-Thảo.

     Đây là bài hát của một quân nhân Mỹ ngoài chiến tuyến viết cho người yêu ở quê nhà: “Nếu Anh Chết Trước Khi Em Thức Giấc”, Dã-Thảo đọc và nghe trên “net” sáng nay, thấy thắm thiết và nhớ nhà nhớ nước. Không về thăm được vì già, sức khỏe kém, không làm gì được cho đất nước thì về làm chi??? Về để khoe thì không nên về phải không Anh Long!            Mà có gì để khoe đâu…sống xứ người cũng quần quật suốt ngày mới có đủ để lo cho chồng con, tay làm hàm nhai, đi làm đóng thuế, 20% đến 30%, có nhiều người có lợi tức cao phải đóng 40% đến 50% đó nhé! Già thì lãnh lương hưu bù lại, đau yếu có chính phủ lo hết. Dĩ nhiên ở đây cũng có người không cần đến sự giúp đỡ của chính phủ vì họ có thể tự lo được cho mình. Ở đây được cái là tự do ai muốn làm gì thì làm, miễn đừng phạm luật, có chừng đó mà ai cũng muốn bỏ nước ra đi! Dã-Thảo copy bài hát và video này từ blog “Đặc San Lâm Viên” do Anh Longkangaroo chuyển qua. Có lời nữa, Bạn có thể hát theo!              

     Bài hát này đã được Bùi Phạm Thành dịch thành thơ. Để tưởng niệm ngày Chiến Sĩ Trận Vong” 30/05 hằng năm.

Thân mến.

DTQT. 30/05/2018.

Nếu Anh Chết Khi Em Còn Yên Giấc

If I Die Before You WakeBack home now I know you’re probably sleeping,
Over here it’s the middle of the day.
I finally found some time to write a letter,
Sitting here a half a world away.

I heard about all them folks protesting,
As if I really want this war.
But that don’t stop me from believing
There’s just some things worth fighting for.

And if I die before you wake,
I pray the world will take
A good look at what God’s given us.

If we could only understand
Everything is in His hands.
All we need is a little faith and trust.
I want you to know it ain’t too high a price to pay
If I die before you wake.

Tell everybody that I miss them,
and I can’t wait to get back home.
Until then, I’ll serve my country
and be proud to wear this uniform.

No, it ain’t too high a price to pay
If I die before you wake.

Sung by: Dustin Evans
Written by: Dustin Evans, Rick Tiger, and Dave Brainard

Nếu Anh Chết Khi Em Còn Yên GiấcỞ quê nhà chắc em còn yên giấc,
Ở nơi đây đã là giữa một ngày.
Chút thì giờ viết thư cho em biết,
Từ nửa vòng trái đất mãi xa đây.

Anh nghe nói họ biểu tình hàng ngày,
Làm như thể anh là người gây chiến.
Nhưng nó không làm lòng anh lay chuyển,
Chống xâm lăng là nghĩa vụ đáng làm.

Nếu anh chết khi em còn yên giấc,
Anh chỉ mong thế giới hãy nhìn xem,
Nhìn thật kỹ những gì ta đang có.

Nếu chúng ta lúc nào cũng hiểu rõ,
Chuyện thế gian là do ở mệnh trời.
Ta chỉ cần chút tin tưởng mà thôi,
Thì sẽ thấy không có gì quá đắt.

Nếu anh chết khi em còn yên giấc.
Nhắn với mọi người rằng anh nhớ họ,
Và anh mong được trở lại quê nhà.
Giữ quê hương anh phải ở nơi xa,
Và hãnh diện mặc trên người quân phục.

Không, giá phải trả không hề quá đắt,
Nếu anh chết khi em còn yên giấc.

Dịch thơ: Bùi Phạm Thành 
Để tưởng niệm ngày Chiến Sĩ Trận Vong 30 tháng 5

BÀI THƠ CHO NƯỚC.

Thưa Bạn Đọc,

     Chiều nay Dã-Thảo ghé vào website của “Hội Sinh Viên Nhân Quyền Việt Nam”, đọc “Bài Thơ Cho Nước” của một nhà thơ trẻ, Trương Chi, thật đúng và rất hay nên Dã-Thảo đã copy để share cùng Các Bạn. Dã-Thảo copy luôn tấm hình của Tác Giả để Các Bạn trẻ được “ngắm” dung nhan của nhà thơ. 😁 Mời Bạn bấm vào link dưới để đọc bài thơ của Trương Chi! Thật hay. 

Thân mến

DTQT. 29/05/2018.

BÀI THƠ CHO NƯỚC  <Please click

TruongChi.jpg

Nhà Thơ Trương Chi

DOVE ILLUSIONS

Thưa các Bạn,

Mời bạn xem Darcy Oake đến từ Canada, trình diễn  màn ảo thuật bird illusions trên sân khấu Britain’s Got Talent 2014 và ảo thuật thứ hai ở bên dưới. Matt Franco trên sân khấu American’s got talent. Bạn chỉ cần bấm vào mũi tên trên hình là sẽ xem được. Chúc Bạn cuối tuần vui nhiều.

Thân mến,

DTQT. 25/05/2018.

 

NHỮNG ĐÊM DÀI THIẾU, ĐÓI.

Thưa Bạn Đọc,

     Mời Bạn đọc bài báo: “Những đêm dài thiếu đói trước đổi mới”. Chuyện xảy ra ở ngoài Bắc, nhưng trước thời gian đổi mới thì trong Nam cũng rất khổ rồi. DT đem các cháu rời khỏi VN cuối năm 1977 nên tình trạng miền Nam lúc 75–77 chưa đến nổi như miền Bắc nên khi đọc bài này của Lê Hoàng – Quỳnh Trang, đăng trên VnExpress vào ngày 15/12/2016 mà không thể tưởng tượng nổi cái vô nhận đạo của bọn cộng sản Bắc Việt.

Thân mến,

DTQT. 24/05/2018.

Những đêm dài thiếu đói trước Đổi mới

     Trong ký ức dân làng Láng (Thanh Hóa) năm 1984 là cao điểm đói. Đê sông Cầu Chày vỡ, cả xã chìm trong lũ, mùa màng mất trắng dân làng phải hái rau má, mót sắn ăn qua bữa…

     Nông thôn miền Bắc những năm 80 thế kỷ trước như một bức tranh ít gam sáng. Đại bộ phận gia đình từ nông dân đến cán bộ rơi vào cảnh khó khăn, quanh năm thiếu đói. Nguyên nhân một phần sản xuất nhỏ lẻ, manh mún cộng thêm cơ chế quản lý theo mô hình hợp tác xã được đánh giá là “kéo lùi sự phát triển xã hội”.

nhung-dem-dai-thieu-doi-truoc-doi-moi

Chiếc kẻng được tận dụng từ vỏ quả bom thời chiến còn sót lại ở trụ sở UBND xã Phú Yên. Những năm 80, mỗi khi nghe tiếng kẻng vang lên, xã viên lại đủng đỉnh ra đồng làm việc. Ảnh: Lê Hoàng. 

     Là ngôi làng cổ thuần nông nằm ven bờ sông Chu xã Phú Yên (Thọ Xuân, Thanh Hóa), làng Láng từng được nhiều người biết đến qua bút ký nổi tiếng Cái đêm hôm ấy… đêm gì của cố nhà văn, nhà báo Phùng Gia Lộc. Lấy bối cảnh chỉ là một đêm thu thuế ở làng, nhưng Phùng Gia Lộc đã khắc họa sâu sắc đời sống cùng cực ở vùng thôn quê thời bấy giờ.

     Nhắc lại những năm trước đổi mới, cụ ông Phùng Gia Miện (76 tuổi, xã Phú Yên) bảo vẫn hằn nguyên trong ký ức, mỗi lần hồi tưởng lại thấy cay khóe mắt. “Ngày ấy đói lắm, đói đến xanh xao vàng vọt…”, ông Miện kể.

     Từng 13 năm làm cán bộ, vừa bí thư, vừa chủ tịch xã nên ông Miện nhớ rõ số nhân khẩu, nóc nhà hay diện tích đất xã Phú Yên. Ngày ấy xã có khoảng 5.000 nhân khẩu, 1.000 hộ, kinh tế phụ thuộc sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã chi phối toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, chính quyền dù có nhưng không bằng “ông hợp tác”. Chủ nhiệm hợp tác xã luôn có vai vế trong làng bởi quản lý toàn bộ đội sản xuất, tư liệu sản xuất và thành quả lao động.

     “Ruộng đất, trâu bò, đến cái cày cái cuốc… đều của hợp tác xã. Ai đi cày, ai chăn nuôi, ai đắp bờ, nhổ mạ đều do hợp tác phân công. Mỗi sáng khi tiếng kẻng vang lên, bà con đủng đỉnh ra đồng làm việc, chưa hết giờ làm lại ngóng kẻng ra về. Người nông dân không quan tâm đến chất lượng công việc, lúa tốt xấu cũng mặc kệ, họ chỉ lo đầy công”, ông Miện kể.

     Sau mỗi buổi làm việc, xã viên quay về hợp tác lấy phiếu chấm công, cứ 10 điểm tương đương một công. Ví dụ, cày một sào ruộng được tính 10 điểm, kể cả đắp bờ, nhổ mạ cũng quy ra điểm. “Vì tính công theo kiểu cào bằng nên người dân có tâm lý lười nhác, làm chiếu lệ. Có anh cày một đường bỏ một đường, đắp bờ có khi chỉ be bốn góc rồi về báo cáo lấy điểm”, ông Miện nhớ lại.

nhung-dem-dai-thieu-doi-truoc-doi-moi-1

Ngồi trong căn nhà gỗ được dựng từ mấy chục năm trước, cụ ông Phùng Gia Miện bảo, nhớ như in những năm đói kém trước đổi mới. Ảnh: Lê Hoàng.

     Mỗi ngày công khi ấy tương đương dăm lạng thóc, hầu như không có vụ nào được nổi một kg. Người dân không có động lực sản xuất nên năng suất lao động rất thấp. Xã Phú Yên (cùng với Thọ Hải, Xuân Thành) những năm 80 dù là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp quốc gia, nhưng thiếu ăn thường xuyên. Bữa ăn trong các gia đình không mấy khi có bát cơm trắng, chỉ toàn sắn và ngô độn.

     Gia đình ông Miện lúc đó có 7 khẩu, riêng ông được nhà nước cấp 21 kg gạo mỗi tháng theo chế độ bệnh binh, còn lại 6 khẩu ăn theo chế độ nông nghiệp. Mỗi tháng vợ con ông chỉ được chia 6-7kg lúa/khẩu, vụ nào được mùa thì tăng lên khoảng 10 kg.

     Trong ký ức của dân làng Láng, năm 1984 là cao điểm đói kém. Mùa mưa năm ấy, đê sông Cầu Chày bị vỡ, cả xã chìm trong nước lũ, mùa màng mất trắng. Ông Miện bảo, dù không có người chết vì đói lả, nhưng đời sống cơ cực khiến dân làng phải đi tứ tán tìm hái rau má, mót sắn ăn qua bữa…

     Không chỉ đói ăn, người dân còn thiếu cái mặc. Mỗi năm mỗi người được phân phối một bộ quần áo bằng vải chéo xanh, vải xô hay vải phíp (loại vải Nga dùng làm bì đựng phân được tận dụng may quần áo). “Vải xấu song cũng không đủ phân phối. Có gia đình ông bà già bốc thăm phải hai bộ quần áo trẻ con đành ngậm ngùi lấy về, đem đổi cho người khác hoặc cho con cháu mặc, còn họ vận bộ quần áo vá chằng vá đụp”, cụ Miện kể tiếp.

     Thái Bình là vựa lúa của miền Bắc, nhưng trước năm 1986 người dân cũng đói dài bởi kiểu làm ăn bao cấp. Bà Nguyễn Thị Thúy (59 tuổi) nhớ như in những ngày đi cấy lúa tập thể một mẫu ruộng (10 sào) mà 10 người làm mấy ngày mới xong. Trong khi bây giờ, một người một ngày có thể cấy xong cả sào ruộng.

     “Vào hợp tác xã, hộ nông dân phải đóng góp tất cả tư liệu sản xuất mà mình có, từ ruộng đất, trâu bò, cày cuốc… để ban chủ nhiệm hợp tác xã quản lý. Khoán việc không quy trách nhiệm cho ai, xã viên không thấy được quyền lợi của mình nên làm kiểu cầm chừng”, bà giải thích. Cựu dân công hỏa tuyến trong kháng chiến chống Mỹ bảo, từ nơi vào sinh ra tử trở về quê hương, thấy nạn đói vẫn hoành hành mà “đau đớn”.

     Mỗi ngày đi làm công cho hợp tác xã, bà Thúy được tính 10 điểm, một vụ lúa nhận về một tạ thóc. Gia đình bà Thúy mỗi ngày chỉ có hai bữa mà nồi cơm bao giờ cũng “một hạt gạo cõng mấy củ khoai, nồi còn hơi mà cơm đã hết”. Thỉnh thoảng bà nhận được cứu trợ là mì hạt, ngô răng ngựa, hạt bo bo (hạt tẻ) để độn vào cơm, có lúc thổi lên vẫn rắn như đá.

Dân làng đào kênh dẫn nước vào đồng ruộng. Ảnh: Philip Jones Griffiths/Magnumphoto

Dân làng đào kênh dẫn nước vào đồng ruộng thời hợp tác xã. Ảnh: Philip Jones Griffiths/Magnumphoto

     Từ năm 1981, mô hình hợp tác xã được chuyển thành khoán sản phẩm theo nhóm 15-20 hộ gia đình phụ trách khoảng 20 mẫu ruộng. “Tuy vậy, cơ chế tập trung quan liêu vẫn tồn tại trong hợp tác xã. Mức khoán cao, 80% sản phẩm làm ra chúng tôi phải nộp cho hợp tác xã. Chỗ còn lại dùng để đóng đủ loại thuế nên cuối cùng xã viên được hưởng chẳng là bao. Động lực lao động dần bị triệt tiêu”, ông Đinh Bá Thành (66 tuổi, Thái Bình) kể.

     Người đàn ông tóc bạc trắng gần hết nhớ lại chuyện xã bắt dân nuôi lợn nghĩa vụ. Lợn giống xã viên phải tự mua, tự nuôi nhưng khi bán thì không được mang ra chợ mà phải bán cho cửa hàng thực phẩm của xã với giá “bán như cho, nuôi như cúng”. Lợn ốm, xã viên muốn giết mổ phải được đội quản lý cho phép.

     “Thái Bình ngày ấy rất nhiều ao, nhưng là của tập thể. Những ao bỏ không, xã cũng không cho cá nhân nuôi cá, tôm. Cua cá ở ngoài ruộng cũng là của hợp tác xã. Xã viên nào tự ý bắt là bị gom lên xã liền”, ông Thành nhớ lại.

                                            Ký ức về nông thôn thời kỳ hợp tác xã.

Gia đình 7 khẩu nhà ông Thành trông chờ vào 10 thước đất 5% (đất riêng của mỗi cá nhân, chia theo khẩu năm 1960, mỗi khẩu được 36 m2) để một năm cấy hai vụ lúa, trồng rau màu, ngô khoai. Thóc gạo không đủ cho người ăn nên đàn gà nuôi cả năm mới lên được một kg, da bọc xương.

     “Năm 1981, vợ chồng tôi đẻ đứa thứ 4. Bà xã khi ấy chỉ được ăn ngày hai bữa cơm độn khoai lang. Gạo còn lại để dành cho 3 đứa nhỏ tuổi ăn”, ông Thành kể. Cái được duy nhất của những năm bao cấp, theo ông Thành là đi viện, đi học không mất tiền.

Với mô hình quản lý kinh tế, xã hội tập trung, bao cấp, Việt Nam trải qua nhiều khủng hoảng. Mùa đông năm 1986, Đại hội VI của Đảng diễn ra từ 15 đến 18/12, Tổng bí thư Trường Chinh ra lời hiệu triệu “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Ông cùng đội ngũ lãnh đạo đất nước đã quyết định “bẻ lái”. Nhân dịp này, VnExpress đăng loạt bài về một thời khó quên trước, trong và sau Đổi mới.

                                                         Lê Hoàng – Quỳnh Trang

VC THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.

Thưa Bạn Đọc,

     Mời Bạn click vào link dưới để đọc: “vc Thủ Tiêu Cả Một Dân Tộc” Dã-Thảo vừa copy bài viết của Giao Thanh Pham, do Chị Bạn bên Mỹ Fwd đến DT. Vẫn giữ nguyên, DT chỉ đổi kiểu chữ và đưa qua dạng pdf cho dễ đọc. DT xem xong thấy buồn và lo lắng lắm, không biết rồi nước Việt Nam của chúng ta sẽ đi về đâu??? 

VC THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC  < Please click

12303959_471120973060829_3111408234566772901_o

THÙNG TIỀN TỪ THIỆN ĐẶT Ở VỈA HÈ SÀI GÒN

Thưa Bạn Đọc,

     Mới vừa nhận xong email này của Chị Bạn ở Mỹ gởi qua, đọc mà run quá vì xúc động, như thế này thì đúng là VNCH sắp về với quê hương yêu dấu của chúng ta rồi, sắp tự do hết trộm cắp hết đánh đập dân lành đến nơi rồi. Mừng quá, Dã-Thảo phải post lên ngay share với các Bạn trong và ngoài  nước mới được. Cảm ơn Bạn và Anh/Chị Trần Hưng ở Sài Gòn.

Thân mến, DTQT  18/05/2018

     Thùng tiền từ thiện đặt ở vỉa hè Sài Gòn với lời nhắn ‘Nếu bạn gặp khó khăn, hãy lấy 3 tờ’ khiến cư dân mạng xôn xao

     “Vì đây là Sài Gòn. Người ta không sợ ai đó lấy nhiều hơn 3 tờ, vì có lấy hơn 3 tờ cũng không sao. Người ta cũng không sợ thằng ăn cướp nào bưng luôn cái thùng. Vì đứng trước một nghĩa cử quá đẹp như vậy, thằng ăn cướp sẽ phải chùn tay”.

     Mới đây, trên fanpage “Made in Sai Gon” vừa đăng tải một bài viết với nội dung “Nếu bạn gặp khó khó khăn, hãy lấy 3 tờ” dán sẵn trên thùng tiền đặt trên vỉa hè.

     Theo đó, thùng tiền này được đặt ở địa chỉ  202 Tô Hiến Thành, quận 10, TP. HCM vừa nhằm mục đích giúp đỡ tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, giai tầng, vừa là nơi để những tấm lòng hảo tâm có thể quyên góp thêm.

https://baomoi-photo-1-td.zadn.vn/w500_r1/18/05/08/293/25955353/1_80287.jpg

     Hình ảnh thùng tiền từ thiện đặt ở một góc nhỏ Sài Gòn khiến cư dân mạng xôn xao bàn tán. Ảnh: Made in Saigon.

     Bên cạnh hình ảnh và nội dung trên, Fanpage kèm theo những dòng trạng thái hết sức dễ thương:

     “Có nhiều người nghèo dừng lại để lấy đủ 3 tờ. Có nhiều người đỡ nghèo hơn dừng lại để bỏ thêm vào thùng vài tờ, tùy theo sức của mình chứ không phải tùy lòng hảo tâm. Bởi lòng hảo tâm của ai cũng nhiều như nhau.

     Vì đây là Sài Gòn. Người ta không sợ ai đó lấy nhiều hơn 3 tờ, vì có lấy hơn 3 tờ cũng không sao. Lại có nhiều người khác bỏ nhiều tờ vào ấy mà. Người Sài Gòn đã nổi tiếng rộng bụng xưa nay.

     Người ta không sợ thằng ăn cướp nào bưng luôn cái thùng. Vì đứng trước một nghĩa cử quá đẹp như vậy, thằng ăn cướp sẽ phải chùn tay.

     Hành động này quá đẹp vì nó thể hiện sống động, thực tế và thuyết phục một điều: gần chục triệu người Sài Gòn, cả dân gốc ở đây và cả dân nhập cư còn tin nhau, còn rưng rưng xúc động khi nghĩ đến chuyện thương nhau. Thế nên cái thùng vẫn còn ở đó để lan tỏa yêu thương.

     Tất nhiên, tôi rất yêu Sài Gòn của tôi, từ những chuyện nhỏ như vầy!”.

 Trần Hưng.

TỘI ÁC KHỦNG BỐ CỦA CSVN.

Thưa Bạn Đọc,
     Đây là bài báo mà Nhà Văn Nguyễn Trọng Dân đã viết, post lên Dân Lam Báo ngày 27/09/2015 và, đã bị cộng sản Việt Nam cho Ông là: “bôi lọ lịch sử, phải tử hình ngay”. Tác giả dịch lại bảng tường trình, một báo cáo “Tội ác khủng bố của Việt cộng lên thường dân Việt Nam Cộng Hòa bằng Anh Ngữ. Và tác giả có viết thêm ở đoạn cuối về Tết Mậu Thân năm 1968.  Mời bạn đọc để có thêm chi tiết.
Thân mến,
DTQT.  18/05/2018

Tội ác khủng bố của cộng sản Việt Nam

      – Bản tường trình của Hoa Kỳ vào tháng Ba năm 1967 dài khoảng 85 trang đã nêu rõ tội ác khủng bố của Cộng sản trực tiếp lên đầu lên cổ người dân Việt Nam Cộng Hòa. Ở trang 84, bản tường trình đưa ra những số liệu cụ thể về tổng số công dân Việt Nam Cộng Hòa là nạn nhân của hành động khủng bố do Cộng Sản gây ra như sau, xin được sao chụp lại từ nguyên bản:

           

     Như vậy là tổng cộng đã có hơn năm mươi ngàn thường dân Việt Nam Cộng Hòa vô tội là nạn nhân của tội ác khủng bố do Cộng Sản hay còn gọi là Việt Cộng gây ra kể từ năm 1958 đến tháng Ba năm 1967 theo bản tường trình. 
     Trang 11 của bản tường trình có đề cập đến nạn khủng bố kinh hoàng khốc liệt tại nông thôn gây ra bởi Cộng Sản, trong đó có một vụ khủng bố rất nổi tiếng mà nạn nhân là Nguyễn Thích, một hình ảnh tiêu biểu cho hàng ngàn nông dân Việt Nam Cộng Hòa can đảm dùng mạng sống của mình gìn giữ lấy lẽ phải, phản đổi hành động khủng bố đầy tội ác của Cộng Sản. Nguyên văn bằng Anh ngữ của bản tường trình về vụ việc như sau, xin trích: 
     “…Thousands of South Vietnamese living in rural areas have shown a high degree of courage and determination in resisting Viet Cong terrorism.
     Nguyen Thich, was a poor farmer with a few worldly possessions, but as his neighbors report, he had “moral courage” — the courage to speak out for what he believed to be right.
     He had the courage to stand up at political meetings held by the Việt Cộng in his hamlet in Duy Xuyen District of Quang Nam Province — and to criticize the terror and sabotage committed by the communist guerrillas.
     Mr. Thich asked how the Viet Cong could say they were fighting a war of liberation when they were terrorizing the countryside and destroying the property of the very people they said they were trying to liberate. Moreover, according to his neighbors, Mr. Thich did this not once, but twice.

     Shortly afterward Mr. Thích was kidnapped from his home by the Việt Cộng and literally beaten to death. The 56-year-old farmer’s body was then thrown callously to the ground in the village market place.

     Stories such as this one are not news in South Vietnam, for in 1965 alone, a daily average of more than 35 civilians, including women and children, were murdered or kidnapped by communist terrorists. And, more than 100 other acts of terror were carried out daily against the civilian population. The Viet Cong atrocity total for the year: over 12, 000 civilians kidnapped or killed and more than 36,000 other acts of terrorism inflicted on the Vietnamese people.”
     Xin dịch ra Việt ngữ như sau: 
     “…Hàng ngàn người dân miền Nam sống ở nông thôn đã bày tỏ sự bất khuất và quyết tâm chống lại hành động khủng bố của Cộng Sản (tức Việt Cộng).
     Nguyễn Thích, một nông dân nghèo của cải, nhưng theo lối xóm kể lại, là một người có can đảm của lương tri, dũng cảm nói lên những gì mà ông cho là đúng.
     Ông đã can đảm đứng lên phản đối trong một buổi họp “tuyên huấn” do Việt Cộng tổ chức tại quận Duy Xuyên, tỉnh Quang Nam (nơi Ông ở), chỉ trích hành động khủng bố và phá hoại tiến hành bởi du kích quân của Cộng Sản.
     Ông Thích nhấn mạnh rằng làm sao mà Việt Cộng có thể tự cho là đang chiến đấu để giải phóng khi mà chính Việt Cộng lại tiến hành khủng bố sát hại tính mạng và phá hoại tài sản của những con người mình đi giải phóng (!) Theo lời lối xóm, ông Thích (can đảm) đối mặt như thế không phải một lần mà hai lần.
     Không lâu sau khi ông Thích bị bắt cóc tại nhà và bị Việt Cộng đánh đập hành hạ cho đến chết, xác của người nông dân 56 tuổi này được vứt bỏ kế bên chợ làng.
     Câu chuyện của ông Thích không có gì là lạ đối với người dân miền Nam Việt Nam, chỉ tính riêng năm 1965 không thôi, trung bình mỗi ngày có 35 thường dân, kể cả phụ nữ trẻ em bị giết hoặc bắt cóc bởi Cộng Sản. Và hơn 100 vụ khủng bố nhắm vào thường dân được thực hiện mỗi ngày. Tội ác khủng bố của Việt Cộng leo thang trong năm này (1965) với trên 12 ngàn thường dân bị bắt cóc, bị giết và 36 ngàn vụ khủng bố lên đầu lên cổ người dân Việt Nam Cộng Hòa.”
     Bản tường trình còn ghi rõ nhiều vụ khủng bố nổi tiếng khác nhắm vào nông dân mà trong đó có vụ khủng bố xảy ra vào tháng Hai năm 1966 làm 54 người dân bị thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em tại tỉnh Phú Yên, để trả thù việc nông dân an tâm gặt lúa dưới sự bảo vệ của quân đội Đồng Minh. Nguyên văn bằng Anh ngữ từ bản tường trình :
     “February 14, 1966 — Fifty-four Vietnamese civilians, including four children, are killed and 18 wounded by three Viet Cong mines buried in a road in Phu Yen Province. 
     Mining of the road was in retaliation for an Allied operation guarding the harvesting of the rice crop. The area had had to import 600 tons of rice monthly because the Viet Cong control the major portion of the crop.
     The first explosion, which left a three-meter crater in the road and threw the large bus into a canal, killed 27 farmers on their way to work near Tuy Hoa. Eleven others are injured.
     A three-wheel bus, loaded with men, women, and children, touches off the second mine which kills 20 and wounds seven. Another three-wheel bus sets off the third mine, which kills seven.”
     Xin dịch như sau:
     “14 Tháng Hai năm 1966- 54 thường dân Việt Nam Cộng Hòa, gồm cả bốn trẻ em, bị giết và 18 người khác bị thương bởi ba bãi mìn của Việt Cộng trên một con lộ tại tỉnh Phú Yên.
     Mìn được gài trên lộ để trả thù việc quân đội Đồng Minh canh gác bảo vệ người dân gặt lúa. Tỉnh này đã phải nhập 600 tấn gạo mỗi tháng vì Việt Cộng chiếm lấy phần lớn sản lượng mùa màng.
     Vụ nổ thứ nhất làm văng cả xe buýt vào con mương, giết 27 nông dân trên đường đi làm tại Tuy Hòa. Mười một nông dân khác bị thương. 
     Một chiếc xe ba bánh chứa đầy người, kể cả phụ nữ trẻ em, cán phải bãi mìn thứ nhì làm 20 người bị chết và bảy người bị thương. Một chiếc xe ba bánh khác đụng phải bãi mìn thứ ba làm bảy người bị thiệt mạng.”
     Một vụ án khủng bố tàn bạo kinh khiếp khác của Cộng Sản lên đầu cổ người dân Việt Nam Cộng Hòa xảy ra vào ngày 22 tháng Năm năm 1966, được bản tường trình ghi lại như sau, nguyên văn bằng Anh ngữ: 
     “May 22, 1966 — Viet Cong terrorists slaughter 18 men, a woman and four children late at night in attacking a compound of canal workers in the Mekong Delta Province of An Giang.
     The defenseless families were shot in their beds.”
     Xin dịch:
     “22 tháng Năm năm 1966- Việt Cộng đã sát hại 18 người, một phụ nữ và bốn trẻ em vào ban đêm khi tấn công nơi (tạm) ngủ của những người nông dân đi đào mương tại An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
     Tất cả những nạn nhân không khả năng tự vệ này bị bắn ngay trên giường ngủ.”
     Tội ác khủng bố của Cộng Sản đối với người dân Việt Nam Cộng Hòa đương nhiên không dừng lại ở bản tường trình dài 85 trang này của Hoa Kỳ mà còn tiếp tục theo chiều dài của cuộc chiến. 
     Năm 1968, Cộng Sản khởi chiến bất ngờ tấn công trên khắp mọi miền làm ngày Tết thành ngày tang tóc cho bao nhiêu gia đình người dân Việt Nam Cộng Hòa.
     Chỉ trong 21 ngày chiếm đóng thành phố Huế (từ 31 tháng Giêng năm 1968 đến 20 tháng Hai cùng năm,) cả ngàn thường dân Việt Nam Cộng Hòa đã thiệt mạng vì cuộc tấn công phi dân tộc tính này.
Thảm cảnh tang tóc tại Huế của Tết Mậu Thân 1968
     Hoa Kỳ có tượng đài kỷ niệm các nạn nhân bị thiệt mạng vì khủng bố từ vụ 9-11 nhưng đến giờ phút này, những người dân Việt Nam Cộng Hòa vô tội bị thiệt mạng bởi nạn khủng bố thảm sát của Cộng Sản không còn được ai nhắc đến hay xây tượng đài tưởng niệm để tỏ lòng tương cảm nổi đau xót đồng loại trước những phận đời bất hạnh trước thảm họa Cộng Sản. 
     Ngay cả sử gia nổi tiếng hiện nay là Dương Trung Quốc cũng chưa một lần đề cập đến tội ác khủng bố của Cộng Sản Việt Nam lên thường dân Việt Nam Cộng Hòa; các vị nhân sĩ dân chủ nổi tiếng khác như Nguyễn Thanh Giang, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Quang A, Huệ Chi, Trần Hải Thủy, Trần Khải Thanh Thủy… vân vân, cũng chưa chính thức lên tiếng tố cáo tội ác khủng bố của Cộng Sản Việt Nam lên đầu lên cổ thường dân vô tội Việt Nam Cộng Hòa.
     Ngày nay, mọi người kêu gào đấu tranh cho dân chủ tự do nhưng lại không chịu cương quyết lôi cổ bọn cộng sản ra xét xử trước công lý về những tội ác mà bọn cộng sản đã gây ra đối với người dân Việt Nam Cộng Hòa.
     Nếu nhắc nhở lại quá khứ để mọi người hiểu được sự thật của công lý thi bị quy chụp là thù hận. Nếu ca ngợi chính nghĩa cờ Vàng thắm đầy máu của hàng ngàn người dân Việt Nam Cộng Hòa can đảm kiên cường sẵn sàng hy sinh cho lẽ phải và cho dân chủ tự do như người nông dân Việt Nam Cộng Hòa, bác Nguyễn Thích, thì bị cho là hoang tưởng không hợp thời thế.
     Tháng Vu Lan cũng đã gần hết, xin ơn trên ban phép cho một sự thức tỉnh để Việt Nam Cộng Hòa sống mãi & hiện hữu trong lòng dân tộc Việt nhỏ bé chịu đựng quá nhiều đày đọa khổ đau lừa bịp bởi cộng sản.
     Mong hương hồn của bác nông dân Nguyễn Thích quả cảm can trường mãi mãi phù hộ cho thế hệ trẻ tìm về thấy được chân lý và chính nghĩa của dân tộc mà Việt Nam Cộng Hòa cưu mang.
     Việt Nam Cộng Hòa không phải là của riêng người miền Nam, không phải là của riêng người miền Trung. Việt Nam Cộng Hòa là quyền tự quyết của dân tộc Việt đã bị Cộng Sản cướp đi tại miền Bắc sau năm 1954 và trên cả nước sau năm 1975.
     Xin bậc tiền nhân phù hộ để mọi người trong chúng ta ở khắp mọi miền đất nước, khắp mọi nơi trên thế giới thức tỉnh, đồng lòng cảm thấy tự hào khi kêu lên thật to trước lương tâm của chính mình: “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!”
27/9/2015
Nguyễn Trọng Dân
     

 

LÝ DO CỦA SỰ NGẬP LỤT HƠN 40 NĂM QUA TẠI SÀI GÒN.

Thưa Bạn Đọc,
     Hôm qua Dã-Thảo đọc Dân Làm Báo, vì bịnh rồi đi lang thang nên không chú tâm lắm đến lý do của sự ngập lụt tại Sài Gòn. Hôm nay cũng bài báo của Nguyễn Trọng Dân, DT muốn trở lại vấn đề ngập lụt ở Sài Gòn nên nhất định phải reblog nguyên trang của Nguyễn Trọng Dân, có những điều mình biết mà cũng có nhiều điều chưa biết nên DT mời Bạn đọc thêm cho biết.
     Và có điều này DT cũng chỉ mới tìm thấy nhân đi tìm thử xem tác giả NTD là ai, thì ra tác giả là một cây bút “Phản Động” đặc biệt bị bọn Việt Cộng kêu án tử hình. Trong một bài phê bình không rõ tác giả là ai, chỉ thấy để là “Chống diễn biến hòa bình” ở phía trên. Bài báo có tựa là: “NTD bôi nhọ lịch sử, phải tử hình ngay”, post lên ngày 10/10/2015. Lẽ dĩ nhiên là báo của đảng cộng sản Việt Nam viết bài này.
     Dã-Thảo hân hạnh được đọc bài của nhà văn Nguyễn Trọng Dân trên Dân Làm Báo và xin phép tác giả cho DT reblog bài này. Thành thật cảm ơn Nhà Văn NTD.
DTQT. 17/05/2018.
                    I. Lý do của sự ngập lụt hơn 40 năm qua tại Sài Gòn: 
     Các nhà nghiên cứu do đảng CSVN chỉ định viện dẫn đủ mọi lý do tạo ra ngập lụt tại Sài Gòn kể từ sau ngày Quốc Hận 1975, nào là do tốc độ đô thị hóa quá nhanh và bừa bãi, nào là do biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao và lượng nước mưa trút xuống quá lớn khiến hệ thống thoát nước quá tải, vân vân, nhưng lý do chính yếu nhất vẫn là chính trị. 
     Trên thực tế, tốc độ đô thị hóa ở Sài Gòn hay ở Singapore, ở New York, hay ở bất cứ đô thị lớn nào, đều tăng rất mạnh do sự bùng phát về dân số. Biến đổi khí hậu đều xảy ra khắp trái đất, thế nhưng tình trạng ngập lụt ngày một tăng, ngày một dữ dội và kéo dài hơn bốn mươi năm qua thì chỉ thấy có ở thành phố Sài Gòn! Những đô thị tân tiến khác trên thế giới, tình trạng ngập lụt nếu có xảy ra đều được khắc phục nhanh chóng, kéo dài khoảng độ vài năm là cùng, không bao giờ có chuyện kéo dài trên cả bốn thập kỷ như vậy ở Sài Gòn! 
  Nói cho vắn tắt, “còn đảng là còn ngập nước!”
     Năm 2016, UBND Sài Gòn phê duyệt đề án 400 triệu Mỹ kim để chống ngập, vay từ ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) trực thuộc ngân hàng Thế Giới WB (1), chưa kể bỏ ra thêm 37 triệu Mỹ kim từ ngân sách cho dự án này. Đến nay, chưa thấy báo cáo gì về hiệu quả, hay nói cho đúng hơn, ngập lụt vào mấy ngày đầu tuần qua là báo cáo chính xác nhất cho dự án này. Nghe đồn Việt Cộng đòi mượn Đan Mạch thêm 15 triệu Mỹ kim để tiếp tục chống ngập lụt. 
     Tiền càng đổ nhiều vào bao nhiêu, lụt lội ngập nước ở Sài Gòn càng tăng bấy nhiêu! 
     Trong khi đó, mỗi lần ngập lụt, cả thành phố Sài Gòn giao thông bị tê liệt, rác rến, bùn sình, các chất thải từ cống rãnh, kể cả mấy con đĩa trôi vào nhà dân khiến vấn đề vấn đề vệ sinh hay phòng dịch bệnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề, gây bất ổn cho nền an sinh xã hội! Mọi hoạt động xã hội của thành phố bị đình trệ nghiêm trọng. Buôn bán giao thương bị thất thu, chưa kể tài sản bị hủy hoại, sự thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể! 
     Đều lạ là xây sòng bài, xây nhà máy Fomosa ô nhiễm, xây khách sạn resort thì không bị than thở đình trệ vì thiếu mặt bằng, nhà người dân ở, xách quân xách lính đến giải tỏa bất chấp luật lệ nhưng mặt bằng cho các dự án chống lụt thì bị than thở là thiếu, chưa thể giải tỏa được nên các đề án chống lụt bị đình trệ. 
     Đơn giản, giải tỏa mặt bằng cho các công trình phúc lợi xã hội không đem lại tiền tài quyền lợi nhiều cho các đảng viên đang giữ trọng trách so với giải tỏa mặt bằng cho khách sạn, cho sòng bài, và nhiều công trình địa ốc bán buôn khác. 
     Các công trình phòng chống ngập lụt tại Sài Gòn cứ vì thế mà chẳng đi đến đâu, tiền cò, tiền nhân sự đảng, tiền hội nghị để bàn về vấn đề này, tiền thuê mướn chuyên viên đệ trình dự án, tiền cước phí đi mượn nợ rồi bị đình trệ dự án thì chi ra, hoang phí tốn kém! 
     Bảo đảm một trăm phần trăm, “còn đảng là còn ngập lụt!” 
   II. Phân tích nguyên nhân ngập lụt tại Sài Gòn với lý do vì đô thị hóa quá nhanh: 
     Thành phố Sài Gòn tính đến ngày Quốc Hận năm 1975 có khoảng gần ba triệu người sinh sống, sau ngày Quốc Hận, cả trăm ngàn người di tản, vượt biên. Hơn 800 ngàn người bị đuổi đi về vùng Kinh Tế Mới, dân số võn vẹn còn lại tại Sài Gòn sau đó khoảng trên hai triệu người. Đất đai nhà cửa của các công dân Việt Nam Cộng Hòa bị đánh tư sản, bị cướp vào tay đảng hết. Vậy đô thị hóa bừa bãi, đất đai xây cất liên tục một cách ngu xuẫn để bán kiếm tiền bỏ túi đảng viên, không phải do đảng thì do ai? 
     Các dự án phát triển đô thị của đảng đưa ra trong suốt 40 năm qua chỉ nghĩ đến lợi lộc cá nhân các đảng viên mà bất chấp những nguyên tắc căn bản về phát triển đô thị, trong đó, hạ tầng cơ sở về hệ thống thoát nước không được quan tâm đến một chút nào! 
     Lấy một thí dụ cụ thể, công ty Tân Thuận trực thuộc UBND mới đây bán lại cho tập đoàn Quốc Cường Gia Lai 32 ha đất ở xã Phước Kiến huyện Nhà Bè, nơi giao lộ giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai với giá rẽ để phát triển địa ốc. Các dự án phát triển đô thị này không phải chỉ cốt xây để kiếm lời bỏ túi bất chấp hậu quả ngập lụt của thành phố Sài Gòn hay sao? 
     Bây giờ các công trình chống ngập lụt tại Sài Gòn thiếu mặt bằng, sao không đem mặt bằng đất công này phát triển các công trình thủy lợi thoát nước cần thiết cho Sài Gòn? 
     Từ năm 1990 trở đi, hàng loạt các đô thị mới được xây ở phía Nam Sài Gòn để đảng viên kiếm tiền bỏ túi giàu to. Vùng đất phía Nam Sài Gòn bao gồm cả Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Thiêm, v..v là nơi vùng đất trũng chứa nước, giao tiếp bởi nhiều kênh rạch chảy vào sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Đây là vùng đất thoát nước cho Sài Gòn khi có mưa lớn hoặc thủy triều lên. Phát triển đô thị, cao ốc liên tục ở vùng đất này kiếm tiền bỏ túi cho đảng viên, tức là ngăn đường thoát nước cho thành phố Sài Gòn rồi, còn chối cãi gì nữa (2)! 
     Hãy điểm mặt các khu đô thị bạc tỷ được xây tại Sài Gòn do đảng, vì đảng coi xem sao? 
     – Khu đô thị Phú Mỹ Hưng đem đến cả triệu Mỹ kim cho các đảng viên bỏ túi, có phải nằm ngay trên vùng chứa nước chống ngập tự nhiên mà tạo hóa đã ban cho thành phố Sài Gòn hay không? Vậy thì các vùng lân cận bị ngập thê thảm khi mưa xuống là đúng rồi, còn gì mà phàn nàn nữa?! 
     – Khu đô thị Vinhomes Central Park cũng nằm ngay bờ sông Sài Gòn khúc quận Bình Thạnh. Thử hỏi để có mặt bằng 43 ha đất xây khu đô thị này, bao nhiêu con rạch, con kênh đổ nước ra sông Sài Gòn ở khu này bị lấp? Vậy thì làm sao các quận lân cận không bị ngập nước khi mưa đổ xuống? 
     – Khu đô thị ven sông Vinhomes Golden River với diện tích gần 23 ha đất đang đem đến bạc tỷ cho các đảng viên, nằm ngay khu cảng Sài Gòn, làm diện tích dòng sông bị hẹp lại, đó là chưa kể hai bên bờ sông đất sình nên bắt đầu tạo ra lún đất do sự quá tãi của đô thị. Các ngả rẽ kênh rạch tự nhiên đổ vào sông Sài Gòn ở nơi này cũng bị lấp! Quận Nhất nếu có ngập lụt khi mưa là lẽ đương nhiên!! 
     – Còn khu đô thị Thủ Thiêm ở quận Hai, với diện tích 257 ha, tổng số tiền đầu tư lên đến 25 tỷ Mỹ kim, tha hồ cho các đảng viên lấy tiền bỏ túi. Mấy chục kênh rạch thoát nước cho Sài Gòn ở vùng này sẽ bị lấp vì dự án này? 
     Mà ai là người quyết định cho các dự án quy hoạch đô thị này? Đảng chứ ai nữa! Tự chuyên, không trưng cầu dân ý người dân địa phương khi ra quyết định phát triển đô thị, chạy theo đồng tiền bất chấp đời sống khốn khổ của người dân, đó là bản chất của đảng Cộng Sản. 
     “Còn đảng là còn ngập lụt!” cũng là vì vậy! 
     III. Phân tích nguyên nhân ngập lụt tại Sài Gòn với lý do hệ thống thoát nước quá tải: 
     Hệ thống thoát nước cho người dân Sài Gòn quá tải là vì sao? Vì phá hoại hay vì thật sự quá tải do mật độ dân cư tăng vọt? Mà nếu là vì phá hoại thì ai phá hoại? 
     Sài Gòn khởi thủy có trên 700 kênh rạch, chiếm gần 16% diện tích thành phố Sài Gòn. 
     Từ năm 1990 đến năm 2004, có khoảng 47 con kênh lớn nhỏ hoàn toàn bị lấp ở khu đất phía Nam thành phố Sài Gòn ((2),(4)). Khoảng cả gần 4000 ha diện tích kênh rạch của Sài Gòn đã bị nhà cầm quyền cộng sản cho lấp (5). 
     Mật độ dân cư thì tăng, biến đổi khí hậu khiến Sài Gòn có lượng mưa nhiều hơn, mà hệ thống kênh rạch chằng chịt trước kia lần hồi bị lấp bởi các đề án của đảng. Thế thì quá tải là phải rồi! Hệ thống thoát nước cho thành phố Sài Gòn bị quá tải là do đảng phá hoại vì ngu xuẩn, còn phàn nàn gì nữa! 
     Để lấp liếm sự ngu xuẫn lấp kênh lấy đất lập đô thị mới bán kiếm tiền bỏ túi riêng, đảng nay quay ra đổ tội cho những người dân nghèo sống tại khu nhà lụp xụp ở hai bên bờ kênh, đang cố tình lấp kênh khiến ngập lụt không thể giải quyết. Nếu thế, sao Thành ủy cộng sản không lấy mấy chục hecta đất công mà công ty Tân Thuận bán cho tập đoàn Quốc Cường Gia Lai để di dời dân, vừa giúp cải thiện đời sống dân nghèo, vừa có thể bảo quản kênh rạch? Đảng Cộng Sản chỉ láo lếu bịp bợm mà thôi! 
     Nhiều cán chuyên gia cộng sản cho rằng nguyên nhân ngập lụt còn là do người dân sống vô ý thức thải rác bừa bãi trên các con kênh khiến dòng chảy bị tắt nghẹn dẫn đến khả năng thoát nước của con kênh không được như ý. Thế nhưng trên thực tế, các cơ sở sản xuất của đảng thải hàng loạt rác công nghiệp vào các con kênh này. Thí dụ như con kênh Tham Lương- Bến Cát, điều tra cho thấy sự ô nhiễm đến từ rác của các cơ sở sản xuất lên đến 91% (6) 
                          Nguồn gốc chất thải trên kênh Tham Lương- Bến Cát 
     Hơn nữa, chính sách bần cùng hóa nhân dân của CSVN đã đẩy phần lớn người dân không còn đất sống, phải sống chui rúc cạnh các con kênh ô nhiễm, sống không có đầy đủ vệ sinh nước uống, trong khi đất công do nhà cầm quyền cướp bấy lâu nay thì lại đem ra phát triển địa ốc, đô thị kiếm lời bạc tỷ cho đảng viên. Nếu thế thì nay lại chỉ trích những người dân nghèo làm các kênh đào bị ô nhiểm ngập rác là thế nào! Thiên đường XHCN gì mà giàu nghèo cách biệt quá kinh khiếp như vậy! 
     Vấn đề rác thải ở các con kênh bởi dân nghèo cùng cực là vì họ đâu còn khả năng nào để sống ở nơi khác tốt đẹp hơn, có xe đổ rác đến đúng kỳ lấy rác như các khu đô thị giàu sang, cao ốc cao tầng mà đảng xây lên để bán cho người ngoại quốc? 
     CSVN cứ than vãn là không có đất để di dời những người dân sống ở ven kênh, khổ sở thiếu thốn và phải chịu cảnh hôi thúi bốc mùi từ các con kênh, thế thì tại sao đảng lại có dư đất để công ty Tân Thuận bán rẽ cho tập đoàn Gia Lai? Đó là chưa kể biết bao nhiêu đất để đảng xây sân golf, xây sòng bài, xây resort dành cho ngoại quốc, sao đảng không chia bớt cho dân nghèo, là giai cấp vô sản chuyên chính, là lực lượng nồng cốt của cách mạng vô sản? 
IV. “Còn đảng là còn ngập nước!” 
     Đây là kết luận “đầy tính biện chứng cách mạng!” 

     Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay là một tập đoàn thực dân, đang biến Sài Gòn thành nơi hưởng lạc của những kẻ có tiền, của khách ngoại quốc, để đảng viên lấy tiền bỏ túi riêng, bất chấp người dân đang ngụp lặn trong khốn khổ khi môi trường và an sinh xã hội bị suy sụp. Cách biệt giàu nghèo tại Sài Gòn đang ngày càng quá rõ rệt, những khu phố sang trọng mọc lên như nấm cùng tốc độ với khu nhà ổ chuột của giới nghèo, cũng mọc lên như nấm ở những nơi hôi thúi hang cùng ngõ hẻm góc tối của Sài Gòn. 

     Sài Gòn ngập lụt! Đó là lời kêu gào của tạo hóa, sót thương cho thân phận của người dân Sài Gòn phải sống dưới thảm cảnh thực dân Đỏ, đang mỗi ngày làm người dân Việt Nam bị mắc nợ nhiều hơn, làm môi trường Việt Nam bị suy sụp tệ hại nhanh hơn để đổi lấy sự giàu có của bọn đảng viên cán đỏ, đang ngày một giàu thêm ra. 
     Kênh đào bị lấp, đất sài Gòn bị lún, kênh rạch bị ô nhiểm. Wellcome to Sài Gòn, “Sài Gòn ngập nước Sài gòn ơi, Sài Gòn ơi!” 
 
Thanh Ho K