SÀI GÒN HOÀI NIỆM (Thơ Phan Huy)

Cùng Bạn Đọc,

     Mời Bạn nghe video của Phan Huy đưa vào trang thơ của PH. Dã-Thảo ghé thăm Phan Huy nên copy và share cùng các Bạn.

Dear Phan Huy,
Nhớ Sài Gòn quá. Cho Dã-Thảo reblog video này nhé.

Thân mến,

DTQT, 15/07/2019.

Non nước ai gây bãi chiến trường
Sài Gòn hoa lệ phải phong sương
Tà quyền sâu bọ lên thành phố
Chính nghĩa con người xuống đại dương
Hiu hắt Bến Thành cơn uất ức
Tiêu điều Gia Định nỗi bi thương
U uẩn nghẹn ngào mang tên cáo
Tự do hạnh phúc chuyện hoang đường.

http://fdfvn.wordpress.com

View original post

THƠ PHAN HUY MPH

Non nước ai gây bãi chiến trường
Sài Gòn hoa lệ phải phong sương
Tà quyền sâu bọ lên thành phố
Chính nghĩa con người xuống đại dương
Hiu hắt Bến Thành cơn uất ức
Tiêu điều Gia Định nỗi bi thương
U uẩn nghẹn ngào mang tên cáo
Tự do hạnh phúc chuyện hoang đường.

http://fdfvn.wordpress.com

View original post

WELCOME TO MY WORLD

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo bịnh và nhớ lại những ngày còn khỏe nên lên “net” tìm nhạc xưa để nghe cho vui. Mời Bạn nghe Elvis Presley trình bày “Welcome To My World” và tiếp theo đó là Thanh Tuyền và Chế Linh trong “Con Đường Xưa Em Đi”. Chúc Bạn một ngày vui và gia đình hạnh phúc.

Thân mến,

DTQT. 15/07/2019.

ĂN XIN CHUYÊN NGHIỆP ĐẾN TỪ TRUNG CỘNG (Tin Nước Úc).

Cùng Bạn Đọc,

     Mời đọc tin lạ từ Úc Châu!

     Anh Longkangaroo ơi, chuyện gì đã xãy ra tại Úc vậy. Sao người tàu họ làm lộn xộn cả Thế Giới vậy mà bọn csvn mình cứ nhắm mắt theo đuôi thằng tàu mới lạ chứ! Dã-Thảo nghĩ không ra. Nói cho Em nghe với, Cảm ơn Anh Longkangaroo rất nhiều. Thăm Anh Chị và gia đình.

Thân mến,

DTQT. 11/07/2019 

Úc bắt nhóm ăn xin chuyên nghiệp đến từ trung cộng

Đăng ngày 05/07/2019 bởi Báo Alo Úc

Tin Nước Úc      Cảnh sát Úc đã bắt 7 người “ăn xin chuyên nghiệp”, trong số này có những người già trung cộng đã đến TP Melbourne bằng thị thực du lịch và nhắm vào những người đi đường ở khu vực trung tâm.

     Những người ăn xin ngồi vạ vật ở các góc phố tại Melbourne bị nghi nằm trong một đường dây lừa đảo tinh vi gồm các thành viên đến từ trung cộng  với mục đích trục lợi từ người dân.

     Cảnh sát bang Victoria, cùng với các thành viên hội đồng thành phố Melbourne và lực lượng hành pháp đã tiến hành truy quét các đối tượng ăn xin ở các giao lộ tại trung tâm thành phố từ ngày 1/7.

     Một nhóm gồm 6 người quốc tịch trung cộng bị cáo buộc ăn xin và sở hữu tài sản bị nghi ngờ là có được nhờ hoạt động phạm pháp tại trung tâm thành phố vào đầu tuần này.

An Xin TQ.jpg

Một người phụ nữ bị cáo buộc là thành viên của băng nhóm ăn xin.

Ảnh: News Corp Australia

     Thanh tra John Travaglini cho biết người đàn ông thứ 7 bị buộc những tội danh tương tự là một người đàn ông da trắng nhưng không nêu rõ quốc tịch hoặc bất kỳ vai trò nào của người này trong nhóm. Ăn xin và đi khất thực bị xem là hành vi phạm tội ở bang Victoria có thể đối mặt hình phạt một năm tù.

An Xin TQ 1.jpg

Những người ăn xin này thường nhắm vào trung tâm thành phố.

     Thanh tra Travaglini cho biết những người bị buộc tội tự nhận mình là vô gia cư nhưng sau đó cảnh sát phát hiện họ ở nhà chung trong khu vực trung tâm. Ông Travaglini xác nhận những người này đến Úc bằng thị thực du lịch và một vài người trong số này gần đây đã chuyển tiền Úc sang đồng nhân dân tệ.

An Xin TQ 2

Cảnh sát tịch thu tiền của một người ăn xin giả.

Ảnh: News Corp Australia

     Anh Ricky Liu, người chia sẻ video quay được cảnh một phụ nữ ăn xin cố tránh né ống kính máy quay, cho hay những người ăn xin giả đã nhắm đến người qua đường trên phố Elizabeth và gần trung tâm Melbourne trong hơn 6 tháng.

An Xin TQ 3.jpg

Một phụ nữ ăn xin giả bị cảnh sát áp giải.

Ảnh: News Corp Australia

     Một người phát ngôn của cảnh sát bang Victoria cho rằng: “Trong khi phần lớn người ăn xin ở Melbourne là những người dễ bị tổn thương và cần sự giúp đỡ thì vẫn có một bộ phận nhỏ những người ăn xin chuyên nghiệp hoạt động chủ yếu tại khu vực trung tâm trong thời gian dài”.

     Hồi năm 2015, theo nghiên cứu được kênh ABC chia sẻ, một số người ăn xin chuyên nghiệp ở Úc kiếm được tới 400 AUD/ngày!

Theo NLD

VINCENT (STARRY, STARRY NIGHT)

Cùng Bạn Đọc,

     Mời Bạn open this video và lắng Nghe bài thơ của Vincent (Starry, Starry Nìght) Dã-Thảo cảm ơn Bạn Tống Mai đã gởi cho video này, tuyệt diệu! Buổi sáng ngủ dậy được nghe Don McLean hát như ru, chỉ muốn ôm gối, mộng thêm chút nữa! Có lời ở dưới Bạn có thể hát theo. (video lên hơi chậm, Bạn chờ vài giây nhé).

Vincent (Starry, Starry Night)
Music: Don McLean
Video: Nguyên Huệ
Photography: Tống Mai

Starry, starry night
Paint your palette blue and grey
Look out on a summer’s day
With eyes that know the darkness in my soul

Shadows on the hills
Sketch the trees and the daffodils
Catch the breeze and the winter chills
In colors on the snowy linen land

Now I understand
What you tried to say to me
And how you suffered for your sanity
And how you tried to set them free
They would not listen, they did not know how
Perhaps they’ll listen now

Starry, starry night
Flaming flowers that brightly blaze
Swirling clouds in violet haze
Reflect in Vincent’s eyes of china blue
Colors changing hue
Morning fields of amber grain
Weathered faces lined in pain
Are soothed beneath the artist’s loving hand

Now I understand
What you tried to say to me
And how you suffered for your sanity
And how you tried to set them free
They would not listen, they did not know how
Perhaps they’ll listen now

For they could not love you
But still, your love was true
And when no hope was left in sight
On that starry, starry night
You took your life, as lovers often do
But I could have told you, Vincent
This world was never meant for one
As beautiful as you

Starry, starry night
Portraits hung in empty halls
Frameless heads on nameless walls
With eyes that watch the world and can’t forget
Like the strangers that you’ve met
The ragged men in the ragged clothes
The silver thorn, a bloody rose
Lie crushed and broken on the virgin snow

Now I think I know
What you tried to say to me
And how you suffered for your sanity
And how you tried to set them free
They would not listen, they’re not listening still
Perhaps they never will

“NÚI RÁC” Ở HÀ NỘI (Theo Hoàng Phong)

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo nhận file này của Anh Longkangaroo sáng nay, xin chia xẻ cùng Bạn Đọc. Vì chưa biết Hà Nội từ nhỏ cho đến già nên, Dã-Thảo không dám phê bình, nhưng hình ảnh này ở Sài Gòn ngày xưa, miền Nam Việt Nam, chắc chắn là không có. Rồi dân thở làm sao đây! Hỡi các ông, các bà ngồi ở trên cao có thấy không, hay mắt mũi của các ông các bà bị nhiễm trùng vì bị tiền dán kín hết rồi nên cảm giác không còn nữa. Các ông các bà chịu khó nghe lời bọn “Mỹ, Tư Bản Dãy Chết” đi để tìm đường cho dân thở. Bọn “Ngụy Chúng Tôi” ngày xưa cũng nhờ bắt chước lối sống “Văn Minh Hủ Lậu” của khối “Tư Bản Dãy Chết” nên được thở không khí trong lành mấy mươi năm, Dã-Thảo tôi thật sự mang ơn “Mỹ-Ngụy” lắm. Mở mắt to ra đi, bỏ cọng-sản-xã-hội-chủ-nghĩa ảo tưởng của các ông bà đi, đó chỉ là những ý tưởng ngu xuẩn không bao giờ thực hiện được.

     Dã-Thảo tôi biết các ông ngay từ lúc các ông mới vào, chị bác sĩ mời DT tôi làm cái công việc phá thai cho các chị em làm việc cho “Khách Sạn Nhà Điếm” của đảng cộng sản thành lập năm 1975, Dã-Thảo tôi đã từ chối, vì miền Nam cấm phá thai, nên tôi bị chị bác sĩ mắng rằng: “Cái Chính Phủ Miền Nam của Chị (DT) là Đạo Đức Giả”. Dã-Thảo mang con vượt biên để khỏi bị bắt buộc phải làm cái việc nạo thai mỗi ngày, chất thêm vào đống rác cao ngút ngàn kia. Thương quá là thương cho Việt Nam của chúng ta ngày nay. Mời Bạn đọc và suy ngẫm.

Thân mến,

DTQT. 09/07/2019.

Ám ảnh rác thải chất như ‘núi’, bịt kín đường phố Hà Nội

Rac HN Sau khi người dân Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) chặn xe chở rác vào Khu xử lý rác thải Nam Sơn, hiện, lượng rác thải tồn đọng ở nội thành rất lớn, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

photo-1-1562302109563245465256.jpg Rac HNRác thải chất đầy hai bên đường Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội)

photo-1-1562302112486225305767.jpg RAC HN 1Rác thải ùn ứ ở một số quận nội thành Hà Nội do người dân Nam Sơn chặn không cho xe chở rác vào Khu xử lý rác thải Nam Sơn từ chiều ngày 1/7.

photo-2-1562302112488209029486.jpg Rac HN 2.jpg

photo-4-1562302112491709632938.jpg Rac HN 4.jpgCông nhân vệ sinh môi trường vẫn tiếp tục làm việc, tuy nhiên, việc xe chở rác không vào được Khu xử lý khiến rác thải tràn ra đường.

photo-7-15623021124931573729779.jpg Rac HN 6.jpgRác thải chất như núi ở Khu đô thị mới Cầu Giấy.

tienphong_racthaikdtmcaugiay_mcdg.jpg Rac HN 7Được biết, mỗi ngày, Hà Nội phát sinh hàng nghìn tấn rác thải. Nếu không xử lý kịp thời, nguy cơ ùn ứ rác thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

photo-9-15623021124961922733708.jpg Rac HN 8Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng ùn ứ rác thải ở Hà Nội. Người dân lo ngại, việc ùn ứ rác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo Hoàng  Phong.                                                                                                           

TUỔI MƯỜI BA (Thái Thanh Trình bày)

Cùng Bạn Đọc,

     Mời Bạn nghe Thái Thanh, ở tuổi 83, trình bày bài hát “Tuổi Mười Ba”, giọng ca vẫn ngọt ngào và nụ cười vẫn tươi như thời vàng son trước ngày chúng ta bị cs cướp nước. Bài ca chỉ kéo dài sáu phút nhưng, Dã-Thảo chắc chắn các Bạn sẽ cảm thấy vui cả giờ. DT nghe đi nghe lại hết 4 lần rồi đó. Cảm ơn Chị Bạn Phan Phượng đã gởi cho DT video này ❤🌹

Thân mến,

DTQT. 15/07/2019.

ĐI HAY Ở (Đỗ Duy Ngọc)

Cùng Bạn Đọc,

     Mời Bạn đọc bài viết dưới đây của tác giả Đỗ Duy Ngọc. File do Anh Longkangaroo email đến, Dã-Thảo thành thật cảm ơn Anh Longkangaroo và tác giả Đỗ Duy Ngọc.

Thân mến,

DTQT, 05/07/2019.

CHUYỆN ĐỊNH CƯ- ĐI HAY Ở

(Bài viết giá trị đáng đọc và suy ngẫm)

     Trong tháng này, tui tiễn ba gia đình của ba người bạn đi định cư ở nước ngoài. Họ đều là những người thành đạt, giàu có ở Việt Nam. Rất thành đạt và tài sản tính đơn vị hàng triệu đô la.

     Một bạn là doanh nhân, hai vợ chồng có tài sản khá lớn, nhiều bất động sản trên những khu phố vàng của Sài Gòn. Họ có ba đứa con đang tuổi lớn và đã có hai đứa đang học ở Mỹ. Gia đình anh đi diện EB5 định cư ở Mỹ.

     Người thứ hai là một bác sĩ, anh là người thầy thuốc giỏi, từng tu nghiệp nhiều nước trên thế giới, tự hào đã nội trú nhiều bệnh viện lớn ở nước ngoài. Ở Việt Nam anh là bác sĩ có thu nhập khá cao, có biệt thự ở quận 2, có công việc ổn định. Vợ cũng là dược sĩ, có một pharmacy rất đông khách ngay trung tâm Sài Gòn. Anh chị chỉ có một đứa con gái, đang chuẩn bị vào đại học. Gia đình anh đi theo diện người chị vợ bảo lãnh đi Mỹ, hồ sơ chờ đã mười ba năm, từ lúc sự nghiệp anh chị chưa có bao nhiêu.

     Người thứ ba là anh bạn học chung trường đại học, năm nay vừa đúng bảy mươi tuổi, đã đến tuổi già. Anh này cũng có một đời sống sung túc ở Việt Nam, hồi còn tuổi làm việc, anh là một quan chức ngân hàng, vốn là nghề của anh trước 1975. Hồi đó, sinh viên ngành ngân hàng, tài chánh ở Đại học Vạn Hạnh tốt nghiệp Cử nhân vào năm 1971-1972 đều được nhận vào các ngân hàng với chức vụ cao, một số làm ngay giám đốc các chi nhánh. Anh nằm trong số người được giao làm giám đốc. Sau 75, anh tiếp tục cho đến lúc nghỉ hưu. Nghề nghiệp thế nên cũng có thể gọi anh là giàu, có của ăn của để, có hai thằng con trai, đứa nào cũng thành đạt, một thằng có chức vụ trong ngành ngân hàng của Việt Nam, đứa kia làm chuyên viên tiền tệ ở nhà băng của Anh quốc. Nói tóm lại là thuộc giới thượng lưu ở xứ này. Bây giờ anh lại đi định cư ở Pháp theo diện bảo lãnh của người em.

     Ba trường hợp nêu trên chứng minh họ đi định cư không phải vì sinh kế. Trước đây, ngoài lý do chính trị, đa phần ra đi vì đời sống ở Việt Nam thời đấy khổ quá, cả nước đói nghèo, họ đành dứt áo ra đi mong có tương lai sáng sủa, sung túc hơn. Còn bây giờ, như ba người bạn tui đó, họ ở Việt Nam rõ ràng là quá sung sướng về vật chất, họ chẳng thiếu thứ gì. Gia đình sinh hoạt như quý tộc, con cái sống như những hoàng tử và công chúa. Hàng năm họ đi du lịch khắp nơi, ở những khách sạn sang trọng, ăn những thức ăn với giá ngất trời. Nhưng họ vẫn ra đi.

     Hỏi chuyện với họ, họ biết ra đi là sẽ gặp không biết bao khó khăn đang chờ trước mắt. Để làm lại một cuộc đời mới trên xứ sở xa lạ không phải là điều dễ dàng. Họ không ảo tưởng về nơi họ sẽ đến, vì họ đã từng du lịch qua đấy nhiều lần. Biết rất tường tận cuộc sống ở đó với những trở ngại khó lường.

     Anh bạn bác sĩ bảo rằng anh rất yêu nghề y, nhưng khi định cư, muốn tiếp tục làm nghề, anh phải đi học lại, cũng đã gần qua tuổi năm mươi, ngồi học cũng không phải là điều dễ dàng. Và để sống, anh phải chọn một công việc nào đấy không như ý của mình.

     Anh bạn doanh nhân dù có nhiều tiền nhưng để hợp thức hoá số tiền lớn đó cho hợp pháp cũng là điều khó khăn. Cho đến bây giờ, ngày đi đã đến, anh vẫn chưa hình dung con đường phía trước sẽ như thế nào?

     Còn anh bạn đồng môn của tui, đã bảy mươi, sẽ chẳng có công việc gì dành cho anh nữa. Tui giỡn với anh thôi thì qua đó chiều chiều đi dạo sông Seine, hay lên đồi Montmartre ngắm mây bay hay ngồi trong khung cửa nhìn đám bồ câu bay lượn, chờ cuối đời nằm trơ trọi ở nghĩa trang xa lạ hay là trở thành một nhúm tro cốt nằm trong ngôi chùa hoặc thả bay trong gió. Anh cười buồn, một nụ cười chấp nhận.

     Ai cũng buồn khi sắp rời bỏ quê hương. Ai cũng thấy đoạn đường còn lại cũng lắm gian nan. Nhưng ai cũng bảo phải đi. Sức chịu đựng đã lên đến đỉnh rồi. Bởi cuộc sống không chỉ là tiện nghi, là vật chất để thụ hưởng. Mà cuộc sống còn cần phải có không khí để thở, tự do để sống, thoải mái để sinh hoạt. Sống chứ không phải để tồn tại. Sống là phải biết tương lai và tự mình định được tương lai cuộc đời mình. Những người bạn tui cho rằng ở lại là chấp nhận những bất công, những điều chướng tai gai mắt mà bất lực chẳng làm chi được. Xã hội tàn nhẫn quá, con người tàn ác quá. Ở lại là chấp nhận bị đầu độc, không chỉ bị đánh thuốc độc ở thực phẩm, ở hơi thở mà còn bị đánh độc cả tư duy. Chưa kể đất nước này, dân tộc này có còn tồn tại được không trước biết bao âm mưu thâm độc của kẻ thù và sự hà hơi tiếp sức của một bộ phận có quyền lực. Anh bạn già hỏi tui với ánh mắt buồn rầu: Cho thuê đất 99 năm thì nước Việt còn gì? Bạn trả lời tôi đi.

     Anh bạn bác sĩ thì bảo không thể cho các con của mình lớn lên với một tâm hồn bệnh hoạn, một nhân cách méo mó và một cách sống giả tạo, dối lừa. Anh hỏi tui: Bây giờ ở Việt Nam, có gì là không láo? Láo tất. Do vậy tôi phải đi để tôi, gia đình tôi, con cháu tôi được sống và nghĩ suy bằng sự thật không dối lừa. Chúng tôi chọn ra đi như một cách phản kháng. Phản kháng trong im lặng. Và đành bỏ lại những thứ mà chúng tôi sẽ không bao giờ làm lại được ở xứ người..

     Anh bạn doanh nhân thì bảo rằng, biết con đường trước mặt, sau lưng đầy cứt, thì tại sao không chọn con đường sạch mà đi.

     Ở đây, tui chỉ đề cập đến chuyện ba người bạn của tui, tui không muốn nói đến những cán bộ, những người đã từng là quan chức của chế độ, có người từng là tổng biên tập một tờ báo lớn, những người một thời là những người đã từng tham gia hoạt động đấu tranh ở các đô thị miền Nam, họ hiện đang ở đầy xứ Mỹ, tiểu bang nào cũng có. Họ trốn chạy cái gì? Tui đã từng hỏi thế và họ cũng cười buồn. Bỏ qua những tên ăn cắp công quỹ mà trốn chạy. Những người khác đều ôm trong lòng một nỗi thất vọng không nói được.

     Mà thôi, mỗi người có một cách để chọn lựa cuộc sống cho mình. Tôi chọn ở lại, các anh chọn ra đi. Đó cũng là chút tự do mỗi người có được chọn cho mình. Ngày xưa chỉ cần rời làng, đã mang tiếng ly hương, xa quê là nỗi đau. Bây giờ, người ta ồ ạt tìm mọi cách bỏ nước mà đi, có nỗi đau nào hơn cho một dân tộc, nhưng phải chấp nhận thôi. Tất cả các loài hoa đều vươn về phía ánh sáng, có hoa nào chịu chết rũ héo hon trong bóng tối đâu. Và ở trong bóng tối, có ai lại không nguyền rủa bóng tối.

     Chúc những người bạn của tôi bình an và có cuộc sống mới như ước mơ ở xứ người.

Đỗ Duy Ngọc

Butcharts Gardens, Victoria, B.C., Canada.jpg