KHÔNG CÓ GIAO THỪA.

Cùng Bạn Đọc,

     Dã-Thảo post bài thơ này, lên vườn hoa trang nhà, để nhớ lại ngày 30 tháng chạp vừa qua, ngày cận Tết Âm Lịch, Xuân Kỷ Hợi 2019. Khi nhìn thấy những người bán hoa cắt bỏ những cánh mai vàng tươi đẹp vứt xuống sông chứ nhất định không chịu bán cho những người chờ đến giờ chót mới đi mua với giá rẻ. Những chậu hoa thật đẹp khác cũng đều bị những người bán thu lại hết vứt lên xe rác, mặc dầu vẫn còn có người năn nỉ để mua. Dã-Thảo thấy buồn và thương xót cho tất cả mọi người, người bán lẫn người mua, thương xót và xúc động cho cả những chậu hoa đẹp rực rỡ bị vùi dập một cách đáng thương nữa kìa, xe chở rác đến xúc hết, thấy sao buồn quá các Bạn ơi! Mời Bạn đọc bài thơ “Không Có Giao Thừa” Dã-Thảo làm vào ngày 05/02/2019 tức là Mồng Một Tết năm Kỷ Hợi.

Thân mến,

DTQT. 30/03/2019.

Em không đón giao thừa,

Ở đây nắng không mưa,

Gió buồn mang sắc nhớ,

Hỏi gió có về không?

Việt Nam buồn ghê lắm,

Hôm qua thấy vườn hoa,

Người bán đem vứt bỏ,

Vào xe rác, không cho

Người đến muộn mua rẻ,

Của cực nhọc năm dài.

Những cành mai thật đẹp,

Người bán cắt bỏ sông,

Đem gốc mai về nhà,

Chờ sang năm cắt nữa?

Hỏi có ai khóc không?

Tôi nước mắt lưng tròng.

Ở đây buồn ghê lắm,

Quê nhà cũng chẳng vui,

Mùa xuân sao nức nở,

Như chết ở trong lòng.

DTQT. 05/02/2019.

     Dã-Thảo copy tin dưới đây của báo Người Việt từ internet, bài viết của Tr.N, mời các bạn để chút thì giờ quý báu đọc qua bài này để thông cảm nỗi đau khổ, buôn bán, của người Việt trên quê hương mình.

Ba Mươi Tết, ế ẩm, nhà vườn đành phải vứt hoa kiểng vào thùng rác

Không bán được nên tiểu thương đành phải bỏ những giỏ đào lên xe rác, chịu lỗ. (Hình: Báo Thanh Niên)

     SÀI GÒN, Việt Nam (VN) – Đến giờ chót trưa ngày 30 Tết Kỷ Hợi, người mua trả giá thấp, nhà vườn không chấp nhận bán, thà để hoa bị ép thành rác chứ nhất quyết không cho kẻ khác “hôi của” chịu lỗ.

     Đến 12 giờ trưa ngày 30 tháng Chạp (4 Tháng Hai, 2019) khi loa phát thanh thông báo yêu cầu tiểu thương bán hoa ở Chợ Hoa Công Viên 23-9 (quận 1) trả lại mặt bằng thì vẫn còn nhiều tiểu thương bán hoa kiểng ế ẩm, chưa bán hết hàng đành “bấm bụng” cho cả trăm giỏ hoa lên xe rác.

     Ông Thành (quê Bến Tre) người bán hoa cúc ở chợ hoa Công viên 23.9 liên tục hạ giá: 200,000 đồng/cặp; 180,000 đồng/cặp; 140,000 đồng/cặp rồi 100,000 đồng/cặp… Thế nhưng vẫn còn người mua kỳ kèo, thêm bớt.

   -“Lỗ lắm rồi cô bác ơi, hồi đầu tui mới đem lên bán 200.000 đồng/chậu đó. Nay chỉ cần đủ vốn trả tiền thuê mặt bằng, trả tiền công rồi về quê thôi. Cô bác làm ơn mua dùm!” ông Thành nói như muốn khóc.

     Thế nhưng, theo báo Tiền Phong, gần cả trăm chậu cúc vẫn không kịp bán hết, quá giờ quy định, ông Thành bèn tự tay đập hoa, thảy tất lên xe ép rác. Nhiều người xúm vào xin nhưng ông cương quyết: “Tui đã hạ giá lắm rồi nhưng mọi người không mua, nay tui cho hết lên xe rác.”

     Anh Nguyễn Thanh Sang (người bán hoa ở Sa Đéc, Đồng Tháp) bật khóc cho báo Thanh Niên biết, anh mang 2,000 chậu hoa cúc lên bán ở Chợ Hoa Công Viên 23.9. Đến hơn 12 giờ, ế còn lại khoảng 800 chậu.

     Theo anh, cũng như ông Thành, hoa còn nhiều nhưng nhiều người đến mua cố ép giá đến mức “không bán được”. Năm nay anh lỗ khoảng 20 triệu đồng ($860) chưa kể nhân công gia đình chăm sóc và công sức gia đình buôn bán ròng rã mấy tháng trời.

     Cùng cảnh ngộ là khu vực bán đào, nằm ở mặt tiền đường Lê Lai (quận 1), đến cận giờ trả mặt bằng, hàng trăm gốc đào ế vẫn nằm chỏng chơ đợi khách. Mặc dù trước đó có rất nhiều người đến mua đào, nhưng đến giờ chót, nhiều người mua trả giá thấp, trong khi người bán vẫn giữ giá ở mức giá khá cao từ 500,000 đồng đến 2 triệu đồng/gốc ($21- $86).

Sau khi đến giờ trả mặt bằng, hàng trăm gốc đào này cũng rơi vào cảnh phải bỏ lên xe rác để trả lại mặt bằng.

Hoa cúc “ế” ở Chợ Hoa Công Viên bị vứt lên xe rác vào trưa ngày 30 Tết. (Hình: Báo Thanh Niên)

     Anh Chương, người bán đào cho biết, năm nay anh mang lên Chợ Hoa Công Viên 23.9 khoảng trên dưới 500 gốc đào, nhưng đến thời điểm dọn chợ còn lại hơn 100 gốc đào phải thuê xe chở đi bán dạo, chỉ 100,000 đồng/cây ($4.3)

     Tương tự, bà Thủy (quê Hưng Yên), bán tắc kiểng cũng còn gần chục cây bị đem đi ép rác. Bà ngậm ngùi: “Phút cuối tôi cũng giảm còn 100,000 đồng/chậu thôi nhưng khách vẫn đòi bớt. Thôi, coi như năm nay không có Tết vậy.”

     Dư luận cho rằng, dù chia sẻ, thông cảm với những giọt nước mắt của nhà vườn khi phải đem tiền mà đỗ hố rác, nhưng đây cũng không phải lỗi của người mua. Nguyên tắc của kinh doanh vẫn là “thuận mua vừa bán” người mua hoa trưa 30 Tết không có lỗi.

     Cái chính là vai trò quản lý của Nhà nước trong việc định hướng, thông tin về nhu cầu, hỗ trợ nhà vườn ở đâu? Nếu cứ để nhà vườn trồng rồi đem lên thành phố bất chấp sức mua, nguồn cung và lại đập bỏ thì nhà vườn còn phải “khóc dài dài”. (Tr.N)

XUAN BINH THAN

2 thoughts on “KHÔNG CÓ GIAO THỪA.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.